5/5 - (1 bình chọn)

Xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Như chúng ta đều biết, gan là cơ quan giữ vai trò trọng yếu của cơ thể. Chính vì thế, xét nghiệm chức năng gan định kỳ là điều quan trọng giúp nhận biết sớm các căn bệnh về gan cũng như tình trạng “khỏe” mạnh của cơ quan này. Vậy, để việc xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất thì chúng ta nên chú ý những vấn đề gì? Sau đây, ICondom sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên!

Thực hiện xét nghiệm chức năng gan có ý nghĩa như thế nào?

Gan có nhiệm vụ thực hiện rất nhiều các chức năng khác nhau trong cơ thể con người. Vì vậy, khi gan bị tổn thương, nồng độ của các chất trong máu bị rối loạn và thay đổi. Lúc này, việc xét nghiệm chức năng gan sẽ trở nên đặc biệt cần thiết để chúng ta có thể bảo vệ sức khoẻ của mình. Cụ thể:

  • Xét nghiệm chức năng gan giúp chúng ta có thể theo dõi sức khoẻ của gan cũng như mức độ tổn thương của nó.
  • Xét nghiệm chức năng gan giúp chúng ta nhận biết các chức năng gan đã bị rối loạn khi gan tổn thương, từ đó tìm ra yếu tố gây bệnh, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
  • Xét nghiệm chức năng gan giúp chúng ta có thể theo dõi kết quả của việc sử dụng thuốc để chữa bệnh mang lại, đồng thời kiểm tra xem liệu tác dụng phụ của thuốc có khiến gan bị tổn thương hay không.
  • Xét nghiệm chức năng gan giúp chúng ta có thể sớm phát hiện và kiểm soát chặt chẽ những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh xơ gan hoặc ung thư gan.

Có cần nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan không?

Xét nghiệm chức năng gan là loại xét nghiệm mà người bệnh cần tuân theo nhiều yêu cầu nghiêm ngặt. Để thu được kết quả có tính chính xác cao nhất, chúng ta cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ phụ trách. Và một trong những điều đó là việc nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nên nhịn ăn ít nhất là 06 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm chức năng gan. Bởi việc chúng ta ăn uống trước đó có thể khiến lượng mỡ máu tăng cao, làm kết quả xét nghiệm gặp phải sự sai lệch.

Sở dĩ, xét nghiệm chức năng gan yêu cầu chúng ta nhịn ăn là do cần phải lấy máu tĩnh mạch. Nếu chưa ăn sáng, các thành phần sinh hoá trong máu sẽ tương đối ổn định. Như vậy, các chỉ số trong kết quả thu được có thể phản ánh chính xác những thay đổi sinh hóa trong cơ thể. 

Cần lưu ý những gì khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan?

Ngoài vấn đề có cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan hay không, chúng ta còn cần phải lưu ý đến một số việc như sau:

  • Trước lúc tiến hành xét nghiệm vài tiếng, tuyệt đối không được sử dụng thuốc: Các loại thuốc đó có thể kể đến là thuốc bổ, thuốc chữa bệnh hoặc thuốc kháng sinh,… Bởi vì việc dùng thuốc sẽ làm thay đổi một số các loại chỉ số trong kết quả xét nghiệm chức năng gan.
  • Nên đi xét nghiệm chức năng gan vào buổi sáng: Kết quả xét nghiệm vào buổi sáng khi cơ thể chưa tiêu thụ bất kỳ loại thức ăn, đồ uống nào sẽ nói cho chúng ta biết chính xác nhất trạng thái “sức khỏe” của gan.
  • Tạm dừng sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… trước khi xét nghiệm chức năng gan khoảng 04 giờ: Trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… đều có chứa nicotin gây hại cho cơ thể con người. Tương tự như việc ăn uống hay dùng thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… đều có thể làm tăng hoặc giảm các chỉ số trong kết quả thu được.

Những loại xét nghiệm chức năng gan nhất định không nên bỏ qua

Xét nghiệm chức năng gan được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu đã quyết định thực hiện, chúng ta nhất định không nên bỏ qua những loại dưới đây:

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin

Xét nghiệm chỉ số Biliburin là loại xét nghiệm chức năng gan quan trọng đầu tiên mà chúng ta nhất định phải thực hiện. Bởi việc chỉ số Bilirubin tăng cao sẽ cho thấy rõ ràng nhất trạng thái và mức độ tổn thương của gan. Bilirubin được sinh ra từ sắc tố Hemoglobin. Đây là loại sắc tố có tham dự vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Vì vậy, khi bị gia tăng sắc tố Hemoglobin, da và nước tiểu của chúng ta sẽ có màu vàng. Đây chính là hai trong những biểu hiện phổ biến nhất của người mắc các bệnh liên quan tới gan.

Xét nghiệm chỉ số men gan

Tương tự như Bilirubin, các chỉ số men gan như ALT, AST, ALP, GGT sẽ giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất trạng thái “sức khoẻ” của lá gan. Trong đó:

  • Chỉ số ALT (Alanine Transaminase): Chỉ số ALT của người bình thường là <40 UI/L. Đây là một loại enzyme được tìm thấy có trong gan. Nếu chỉ số này tăng cao thì có nghĩa là gan của chúng ta đã bị tổn thương do những ảnh hưởng của xơ gan gây ra.
  • Chỉ số AST (Aspartate Transaminase): Chỉ số AST ở mức độ bình thường là <37 UI/L. Theo đó, chỉ số AST càng tăng cao thì mức độ tổn thương của gan sẽ ngày càng nghiêm trọng.
  • Chỉ số ALP (Alkaline Phosphatase): Chỉ số ALP đạt chuẩn thường dao động từ 53 UI/L đến 128 UI/L. Việc chỉ số ALP tăng cao sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất cho các căn bệnh liên quan tới xương, tim mạch và gan.
  • Chỉ số GGT (Gamma-glutamyl transferase): Chỉ số GGT ở mức bình thường sẽ dao động trong khoảng 20 UI/L đến 40 UI/L. Nếu nồng độ GGT trong máu tăng cao thì tức là ống dẫn mật bị tắc hoặc gan chúng ta đã bị tổn thương.

Xét nghiệm tiểu cầu

Xét nghiệm tiểu cầu sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác tình trạng đông máu và hàm lượng protein hỗ trợ cho việc đông máu. Thông thường, trong máu có chứa khoảng 150 đến 450 x 10^3/microlit tiểu cầu. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến gan, lượng tiểu cầu này sẽ bị giảm xuống thấp hơn so với mức độ bình thường, chỉ còn là 150 x 10^3/microlit.

Xét nghiệm Albumin

Albumin là một trong những loại protein thiết yếu nhất để giúp cơ thể của chúng ta chống lại nhiễm trùng. Chỉ số Albumin ở mức độ bình thường là 04g/dL. Vậy nhưng khi cơ thể mắc các bệnh về gan hoặc bị suy giảm khả năng miễn dịch, nồng độ Albumin cũng sẽ suy giảm.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Giống với nhiều loại xét nghiệm khác, tổng phân tích nước tiểu là loại xét nghiệm chúng ta chắc chắn không nên bỏ qua. Việc thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp các bệnh nhân đang bị tiểu đường, viêm gan, viêm thận,… xác định chính xác nhất những thay đổi của bệnh lý trong cơ thể. Như vậy, ICondom giải đáp cho bạn về thắc mắc liệu xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn hay không cùng một số vấn đề thường gặp khi thực hiện loại xét nghiệm này.

Xem thêm