Bà bầu bị phù chân là một hiện tượng thường thấy, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ. Với những bà mẹ mang thai lần đầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất lo lắng, không biết hiện tượng này có nguy hiểm không. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bà bầu bị phù chân vào tháng thứ mấy và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường, hiện tượng bà bầu bị phù chân thường xuất hiện rải rác ở những tháng cuối của thai kỳ, từ tuần 30 đến tuần 38. Đặc biệt, hiện tượng này vẫn thường gặp nhiều nhất ở những mẹ mang thai tháng thứ 9. Bởi đây là giai đoạn thai nhi đã lớn và sự thay đổi trọng lượng cơ thể khiến mẹ nặng nề và mệt mỏi hơn. Vì vậy, mọi sức ép của cơ thể đều dồn lên đôi chân của người mẹ dẫn đến tình trạng phù chân chân.
Theo quan niệm dân gian thì bà bầu phù chân và xuống máu 3 lần thì sẽ sinh vào tuần 30 hoặc 40 của thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều mẹ không gặp phải hiện tượng phù chân quá nặng nề. Thậm chí, cách 1-2 tuần trước ngày sinh mẹ mới gặp phải hiện tượng này. Vì vậy, phù chân mấy lần thì sinh là điều phụ thuộc vào sự thay đổi cơ thể của từng mẹ.
Về cơ bản thì tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai ít nhất sẽ gặp hiện tượng phù chân một lần. Tuy không đáng lo ngại nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bà bầu sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều chứng bệnh.
Tình trạng bà bầu bị phù chân nhiều và kèm theo tình trạng này kéo dài nếu kéo dài sẽ có nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và không thể hồi phục sau sinh. Kèm theo đó là các hiện tượng chân đau, khó khăn trong đi lại, chuột rút hoặc rối loạn sắc tố da.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân
Khi mang thai bà bầu thường rất dễ bị phù chân. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Bà bầu mặc đồ quá chật, vận động mạnh hay mang vác nặng làm gia tăng áp lực ở ổ bụng và lồng ngực. Đồng thời làm cản trở chậm lại quá trình máu chảy về tim. Dẫn đến tình trạng chân bị sưng, phù nề hoặc cũng có thể do bà bầu ngồi nhiều, ít đi lại, ngồi sai tư thế (bắt chéo chân) và táo bón.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn sẽ làm giãn thành tĩnh mạch. Từ đó chân sẽ bị phù nề. Không những thế, vào mùa đông, các bà bầu sử dụng máy sưởi bằng hơi nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân.
- Ngoài ra, một số phụ nữ khi mang thai còn có thói quen đi giày cao gót, đứng trong thời gian dài. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên đôi chân, máu sẽ không lưu thông đều, dẫn đến chân bị sưng phù.
Vì thế, bà bầu cần phải thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày để giảm thiểu tối đa tình trạng này. Tránh đứng hay đi lại trong thời gian dài. Trong khi làm việc hạn chế tối đa việc sử dụng giày cao gót và ngồi vắt chéo chân. Bà bầu nên có một chế độ luyện tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sự dẻo dai và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra, để tránh tình trạng bà bầu bị phù chân nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Giúp cho cả mẹ và con được khỏe mạnh.
Tình trạng bà bầu bị phù chân sẽ không quá nghiêm trọng nếu biết nguyên nhân và hạn chế khắc phục hiệu quả. Tránh để tình trạng này kéo dài cùng với đó là nên đến các bác sĩ sản khoa để được tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ khi cần thiết.
Be the first to write a comment.