Các biện pháp tránh thai luôn là một trong những chủ đề được rất nhiều chị em quan tâm, một trong số đó chính là phương pháp đặt vòng. Tuy nhiên, bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không vẫn là một câu hỏi lớn cần được lý giải. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICondom tìm hiểu xem bệnh nhân viêm âm đạo đặt vòng có thể xảy đến rủi ro gì cũng như các biện pháp tránh thai dành cho người bị viêm âm đạo.
Tổng quan về phương pháp đặt vòng tránh thai cho nữ giới
Trước khi trả lời cho câu hỏi người bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không, ICondom sẽ gửi đến bạn một số thông tin tổng quan nhất về phương pháp tránh thai thường thấy này.
Phương pháp đặt vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một loại dụng cụ có kích thước khá nhỏ, được cấu tạo giống như hình chữ T với hai cánh chĩa sang hai bên, phần đuôi có 2 dây thò ra khỏi âm đạo khoảng 2-3 cm để có thể kiểm tra độ chính xác của vị trí đặt vòng. Đặt vòng tránh thai là biện pháp đưa dụng cụ này vào trong tử cung của người phụ nữ, từ đó gây nên các phản ứng viêm nội mạc dẫn đến thay đổi cấu trúc của loại tế bào này, cản trở và ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng để có thể thụ thai.
Vì tính chất an toàn cũng như khả năng ngừa thai cao, đặt vòng tránh thai hiện đang là một trong những biện pháp khả phổ biến tại Việt Nam. Tỉ lệ ngừa thai của phương pháp này rơi vào khoảng 80-90%, giảm dần theo thời gian đặt.
Có những loại vòng tránh thai thường thấy nào?
Hiện nay, có hai loại vòng tránh thai đang được sử dụng phổ biến nhất, đó là vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai chứa hormone nội tiết (vòng Mirena).
Vòng tránh thai chứa đồng
Đây là loại vòng hiện đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, trong đó hai loại thường thấy nhất là vòng TCu-380A và vòng Multiload 375. Vòng tránh thai chứa đồng có hình chữ T và cánh cung, hoạt động theo cơ chế tiết ra các ion Cu2+ để thay đổi hướng di chuyển của tinh trùng, từ đó ngăn sự thụ thai giữa tinh trùng và trứng.
Vòng tránh thai chứa đồng thường có hiệu quả trong vòng từ 5-10 năm tùy vào loại vòng bạn sử dụng. Loại vòng này có thể gây cảm giác khó chịu và vướng víu trong thời gian đầu, nhưng dần dần tình trạng này sẽ hết theo thời gian.
Vòng tránh thai chứa hormone nội tiết (vòng Mirena)
Vòng Mirena đang càng ngày càng phổ biến trên thị trường bởi tính chất an toàn cũng như mang lại hiệu quả vô cùng cao. Loại vòng này có chứa hormon Progestin, được tiết ra dần dần, khiến chất nhầy ở tử cung luôn trong tình trạng đặc quánh, vì thế sẽ ngăn không cho tinh trùng đến kết hợp với trứng để thụ thai.
Vòng Mirena ghi nhận tỉ lệ ngừa thai lên đến 98-99%, vô cùng cao so với loại vòng chứa đồng và các biện pháp tránh thai khác. Chính vì vậy, giá thành của loại vòng này cũng sẽ cao hơn so với mặt bằng chung các sản phẩm khác trên thị trường.
Ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thai đối với cơ thể
Sau khi đặt vòng tránh thai, ngoài cảm giác khó chịu và vướng víu trong giai đoạn đầu thì hầu như sẽ không có quá nhiều sự thay đổi diễn ra. Các chị em vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống và quan hệ tình dục bình thường, vì khả năng ngừa thai trong những năm đầu thường rơi vào khoảng 95% nên bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề có thai khi quan hệ.
Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ cũng có thể xảy ra đối với một vài đối tượng nhất định, có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc có thể bị rong kinh.
- Khí hư có thể ra nhiều hơn, xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, vướng víu tại vùng âm đạo.
- Xuất hiện một số triệu chứng liên quan như đau bụng, đau đầu, buồn nôn… đối với bệnh nhân đặt vòng Mirena.
- Một số tình trạng hiếm khi xảy ra như vòng bị lạc chỗ, có thể di chuyển ngược lên trên lớp cơ tử cung hoặc thoát ra ngoài tử cung.
Phụ nữ bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không hay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng?
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là liệu người bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG THỂ. Theo như các bác sĩ chuyên khoa, việc đặt vòng thường sẽ khiến khí hư ra nhiều hơn cũng như làm cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị thay đổi, vì vậy môi trường âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, chính là một con đường phù hợp cho vi khuẩn và các loại nấm từ bên ngoài xâm nhập vào.
Vì vậy, nếu trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi đặt vòng mà người phụ nữ có các bệnh lây nhiễm phụ khoa thì tuyệt đối không được sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai.
Một số hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng biện pháp này trong thời gian bị viêm âm đạo là:
- Tạo điều kiện cho hệ khuẩn chí hoại sinh tại âm đạo thay đổi tính chất và trở thành các vi khuẩn gây bệnh, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm từ bên ngoài xâm nhập, âm đạo đang bị tổn thương sẽ không đủ khả năng diệt khuẩn khiến bệnh nhân viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Việc đưa vòng vào bên trong tử cung có thể gây chảy máu, kết hợp với những thương tổn có sẵn tại âm đạo sẽ có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến việc mang thai và thụ thai sau này của người phụ nữ.
Các phương pháp tránh thai khác dành cho người viêm âm đạo
Bên cạnh câu hỏi bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không thì các biện pháp tránh thai khác dành cho người bị viêm âm đạo cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế nếu bạn đang có các bệnh lý liên quan đến phụ khoa thì nên hạn chế đến mức tối đa việc quan hệ tình dục, vì điều này có thể dẫn đến việc lây nhiễm bệnh cho bạn tình cũng như khiến tình trạng bệnh của bản thân trở nên trầm trọng và tồi tệ hơn.
Lúc này, âm đạo đã và đang bị tổn thương, việc có các cảm giác ngứa ngáy hay rát là không thể tránh được, thậm chí còn có hiện tượng chảy máu. Việc quan hệ tình dục hay sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai vật lý nào khác trong tình huống này đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thêm, đồng thời khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề, có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu muốn quan hệ tình dục, bạn có thể sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho bạn tình, đồng thời hạn chế khả năng có thai cũng như tránh để âm đạo đang tổn thương tiếp xúc với tinh dịch. Tuy vậy, hạn chế quan hệ tình dục đến mức tối đa vẫn là một việc nên làm khi đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Làm gì để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa?
Sau khi trả lời cho thắc mắc bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không thì Medici sẽ gửi đến bạn một số điều nên làm hàng ngày để phòng và hạn chế các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo hàng ngày, thay quần lót thường xuyên đặc biệt là vào những ngày kinh nguyệt hoặc có khí hư ra nhiều.
- Luôn giữ cho “cô bé” được khô thoáng và thoải mái. Lưu ý chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp để dùng hàng ngày, sử dụng các loại quần lót vừa vặn, có độ co giãn cao, không quá bó hay chật.
- Trong kỳ kinh nguyệt, lưu ý nên thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, hợp lý nhất là 4 tiếng thay 1 lần.
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi yên trong một tư thế quá lâu vì có thể tạo nên cảm giác khó chịu, bí bách tại vùng kín.
- Kiểm soát việc quan hệ, tránh quan hệ bừa bãi và nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên và thực hiện đúng theo các yêu cầu của bác sĩ để hạn chế khả năng xuất hiện các bệnh lý viêm nhiễm vùng âm đạo.
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi viêm phụ khoa có đặt vòng được không và tránh thai như thế nào khi đang bị viêm âm đạo. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc phòng tránh và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường tình dục. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với ICondom để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ nhiệt tình từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chất lượng.
Xem thêm
Be the first to write a comment.