5/5 - (1 bình chọn)

Viêm gan B rất dễ lây nhiễm, khiến bạn lo lắng “viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan không?”. Viêm gan B chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, việc phòng chống lây nhiễm và điều trị viêm gan B rất quan trọng và cần thiết. Hãy cùng ICondom điểm qua một vài thông tin hữu ích ngay dưới đây.

Viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan không?

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV hay Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ theo máu đến gan, xâm nhập vào tế bào gan. Tại đây, virus HBV sẽ tổng hợp dựa trên các nguyên liệu cần thiết từ tế bào gan, phân chia ra hàng loạt virus mới và tiếp tục xâm nhập vào các tế bào gan khác.

Virus viêm gan B rất dễ lây nhiễm, có thể lây qua 3 con đường chính. Đó là đường máu, từ mẹ sang con và đường tình dục. Ngoài ra việc sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo hoặc người thường xuyên phải chạy thận nhân tạo, truyền máu, cán bộ y tế thường xuyên phải tiếp xúc với máu,… cũng có khả năng lây nhiễm với virus viêm gan B.

Người mắc viêm gan B có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, gan to lách to, lòng bàn tay son, sao mạch (một chấm nhỏ với nhiều mạch máu xung quanh giống hình chân nhện),… 

Tuy nhiên, các virus này không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến mô gan bị tổn thương, mà do hệ miễn dịch của cơ thể. Khi virus xâm nhập vào các tế bào gan, tín hiệu sẽ được truyền đi bởi các bạch cầu, đại thực bào và các tế bào lympho. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào gan đã bị xâm nhiễm, gây tổn thương gan. 

Viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan không? Câu trả lời là . Nếu virus tiếp tục nhân lên với số lượng lớn, thì quá trình trên vẫn sẽ tiếp diễn, lâu dần, làm cho gan bị tổn thương và tăng sinh các mô sẹo khiến gan không thể hồi phục. Từ đó, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 

Bệnh nhân ung thư gan có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt khi các tế bào ung thư đã di căn. Các tế bào ung thư theo máu đến các cơ quan khác của cơ thể, làm suy giảm chức năng của các cơ quan đó như thận, phổi, tim, não,… Vì vậy, nếu bệnh nhân viêm gan B tiến triển và biến chứng thành ung thư gan sẽ rất nguy hiểm.

Theo WHO, chỉ có 1.3% số người mắc bị ung thư gan nếu họ nhiễm virus viêm gan B nhưng không phát hiện được sự nhân lên của virus. Tuy nhiên, có đến 14.9% số bệnh nhân viêm gan B bị ung thư gan nếu quá trình nhân lên của virus diễn ra quá nhiều (>106 copies/ml).

Bệnh nhân viêm gan B cấp tính nếu được điều trị kịp thời có thể hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng sẽ dẫn đến viêm gan B mạn tính. Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Một số có biểu hiện vàng da, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, lòng bàn tay son, sao mạch,…

Theo thống kê của WHO, trong tổng số bệnh nhân viêm gan B cấp tính, có khoảng 90% có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại bất kỳ di chứng nào, 10% tiến triển thành viêm gan B mạn tính, sau đó dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan.

 Ngoài ra, bệnh nhân viêm gan B kết hợp với việc uống nhiều rượu thì khả năng dẫn đến ung thư gan cao hơn rất nhiều bệnh nhân viêm gan B thông thường.

Tại Việt Nam, trong số các bệnh nhân ung thư gan thì có đến 60% là do viêm gan B mạn tính. Vì vậy, nếu không được điều trị, viêm gan B cấp tính sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan.

Ngăn chặn viêm gan B thành ung thư gan? Cách phòng ngừa?

Viêm gan B có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến ung thư gan nếu như người bệnh không được điều trị. Vì vậy, phòng chống lây nhiễm và điều trị viêm gan B từ giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.

Điều trị viêm gan B

Theo hướng dẫn của các bác sĩ, người bệnh viêm gan B cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, không cần sử dụng thuốc ức chế virus. Đa số bệnh nhân viêm gan B cấp tính sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng. 

Người bệnh nên tuân thủ các quy định của bác sĩ, theo dõi sức khỏe thường xuyên, nghỉ ngơi tuyệt đối khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết, hạn chế rượu bia cũng có tác dụng tăng khả năng phục hồi của gan.

Với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, phác đồ điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: men gan tăng, nồng độ virus trong máu, đặc biệt là tế bào gan đã bị xơ hóa hay chưa. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân viêm gan B là ngăn ngừa quá trình nhân lên của virus, phòng ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan. Dưới đây là một số thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị viêm gan B mạn tính:

  • Lamivudine: đây là thuốc kháng virus, có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ kháng Lamivudine rất cao. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh phác đồ điều trị dựa trên khả năng đáp ứng với thuốc của người bệnh.
  • Tenofovir: có tác dụng ức chế enzym sao mã ngược trong quá trình nhân lên của virus. Thuốc này được ưu tiên sử dụng cho những bệnh nhân đã kháng Lamivudine.
  • Entecavir, Adefovir: ức chế quá trình nhân lên của virus. Entecavir có tác dụng kém trên bệnh nhân đã kháng Lamivudine.
  • Interferon: có tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc trong 3-4 tháng thì nên dừng sử dụng trong quá trình điều trị.

Lưu ý: các thuốc trên có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, giảm số lượng bạch cầu trong máu, nặng hơn có thể gây tổn thương thận. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc kháng virus trên khi có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Biện pháp phòng chống lây nhiễm viêm gan B

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cũng là một trong những biện pháp hạn chế ung thư gan. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B tốt nhất hiện nay. Vắc xin viêm gan B bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1982. Theo WHO, tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt. 

Ở trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg âm tính nên tiêm phòng trong vòng 24 giờ sau sinh. Ở trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg dương tính, nên tiêm vắc xin trong vòng 12 giờ sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm các mũi tiếp theo vào tháng thứ 2, 3, 4, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi là 4 tuần. Với người trưởng thành, tiêm mũi 2 ít nhất 1 tháng sau khi tiêm mũi 1 và ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.

Tiêm phòng viêm gan B cho hiệu quả chống lây nhiễm lên đến 95%, kéo dài ít nhất 20 năm hoặc suốt đời. Vì vậy, tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt với những người có nguy cơ lây nhiễm cao như: người thường xuyên phải truyền máu (ung thư máu), chạy thận nhân tạo (suy thận), nhân viên y tế,…

Bên cạnh đó, dựa vào các con đường lây nhiễm viêm gan B (đường máu, từ mẹ sang con, đường tình dục) bạn có thể phòng tránh viêm gan B theo các cách dưới đây:

  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo, bấm móng tay.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm. Nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của người khác nếu không có dụng cụ bảo vệ.
  • Băng kín vết thương khi bị trầy xước, chảy máu để phòng tránh lây nhiễm qua đường máu.
  • Không nên làm răng, xăm hình ở những cơ sở không uy tín, thiếu vệ sinh.
  • Phụ nữ có thai nên khám định kỳ để chắc chắn thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và trước khi có ý định sinh con.
  • Cha mẹ và nhà trường nên hướng dẫn, giáo dục trẻ cách phòng chống lây nhiễm viêm gan B.

Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành ung thư gan. Vì vậy, cần phòng chống lây nhiễm viêm gan B và điều trị viêm gan B đúng cách để ngăn ngừa tỷ lệ dẫn đến ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người có nguy cơ cao. Viêm gan B có thể dẫn đến ung thư gan không? Hy vọng những thông tin mà Medici cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến ICondom để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm