5/5 - (2 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 là một căn bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Đáng nói, nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, mất khả năng vận động. Chính vì thế, tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 để sớm có biện pháp phòng ngừa đã trở thành mục tiêu của nhiều người.

Nếu bạn vẫn chưa biết thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 là ở đâu và cách chữa trị nó như thế nào, vậy thì bài viết mà ICondom mang tới ngày hôm nay chính là kim chỉ nam dành cho bạn!

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 là như thế nào?

Để biết thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 là gì, trước hết, các bạn nên tìm hiểu một cách tổng quan về cấu tạo của cột sống cổ. Cột sống cổ có tổng cộng 07 đốt sống. Các đốt sống được đánh số thứ tự lần lượt từ C1 đến C7. Nằm giữa các đốt sống này là một lớp đĩa đệm có nhiệm vụ giữ cho các đốt sống hoạt động linh hoạt, thực hiện hàng loạt các thao tác như cúi đầu, xoay đầu hay nghiêng đầu sang hai bên,…

Trong đó, đốt sống cổ C3, C4 sẽ có vai trò kết nối với dây chằng cổ để đảm bảo rằng phần cổ và phần vai của chúng ta được liên kết, phối hợp nhuần nhuyễn với phần dưới cột sống. Trên thực tế, vì là khớp cử động chính của cổ và đầu, đồng thời cũng là khớp có phạm vi hoạt động rộng nên đốt sống cổ C3, C4 phải đối mặt với nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất.

Như vậy, từ những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4. Đó là hiện tượng lớp đĩa đệm giữa hai đốt sống cổ C3 và C4 bị rạn nứt, làm cho chất dịch nhầy trong đốt sống tràn ra ngoài, chèn lên các dây thần kinh, ống sống. Người mắc bệnh luôn phải chịu những cơn đau dai dẳng ở vùng cổ và vai gáy.

Yếu tố gây bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4

Ngoài việc dịch nhầy trong đốt sống cổ số 03 và 04 tràn ra ngoài, chèn lên các dây thần kinh, ống sống gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 thì nguyên nhân của căn bệnh này còn được xác định do các yếu tố dưới đây:

Ở đĩa đệm có chứa các mô sợi xốp cũng như một lượng nước lớn. Tuy nhiên theo thời gian, khi các đốt sống cổ phải chịu quá nhiều tác động từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể, lượng nước trong lớp đĩa đệm sẽ mất dần đi, xương khớp của chúng ta cũng sẽ bị lão hoá.

Khi mất nước, đĩa đệm sẽ không thể thực hiện được toàn bộ chức năng vốn có của nó. Trong đó có khả năng nâng đỡ và đàn hồi. Theo đó, phần đĩa đệm giữa hai khớp xương sẽ bị lồi ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4.

Đốt sống cổ C3, C4 bị thoái hóa

Thoái hoá đốt sống cổ C3, C4 thường xảy ra khi con người đến tuổi trung niên trở về sau. Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến do tuổi tác tăng cao, nhiều bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hoá. Theo đó, khi các đốt sống cổ bị thoái hoá, chúng sẽ trở nên gồ ghề và bị mài mòn do thường xuyên cọ xát vào nhau, gây nên hiện tượng rạn nứt.

Quá trình thoái hoá khiến cho đốt sống cổ cũng như xương bị biến dạng, từ đó làm giảm dịch khớp và hình thành gai xương. Khi ấy, xương biến dạng sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây nên những cơn đau ở vùng cổ và vùng vai gáy hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4.

Vùng cổ từng gặp chấn thương

Chấn thương vùng cổ xuất hiện ở những người từng gặp tai nạn hoặc là va chạm mạnh. Khớp xương của họ bị tổn thương, phần sụn khớp cũng bị ảnh hưởng. Đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Trong đó có thể kể đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4.

Thoái hoá dây chằng

Dây chằng là bộ phận quan trọng để kết nối các khớp xương với nhau, từ đó giúp cơ thể con người có thể hoạt động dễ dàng. Tuy nhiên theo thời gian, dây chằng cũng không tránh khỏi hiện tượng bị thoái hoá. Khi thoái hoá dây chằng, độ co giãn của nó sẽ giảm đi, gây ra tình trạng co cứng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc vì sao nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 có triệu chứng cứng cổ và khó xoay cổ.

Thói quen sinh hoạt, làm việc hàng ngày

Như đã đề cập ở trên, thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày không tốt khiến cho thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 ngày càng trẻ hoá và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Trong đó, ngồi không đúng tư thế, cúi đầu xem điện thoại quá lâu hay thường xuyên mang vác nặng,… là những nguyên nhân phổ biến làm đẩy nhanh quá trình thoái hoá của xương khớp. Lâu dần, chúng cũng sẽ khiến đốt sống cổ C3, C4 bị tổn thương.

Yếu tố di truyền

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thoái hoá đốt sống cổ C3, C4 có yếu tố di truyền. Chính bởi vậy, người có người thân hay bố mẹ trước đó đã mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đĩa đệm thì tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 ở họ cũng sẽ cao hơn những người khác.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 gây ra triệu chứng gì?

Giống với nhiều căn bệnh khác, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 cũng sẽ có những triệu chứng đặc biệt. Theo đó, chúng ta có thể dựa vào hàng loạt các biểu hiện như sau để nhận biết căn bệnh này:

  • Vùng cổ tê cứng, thường hay ngứa râm ran: Khi các rễ thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép, cổ sẽ trở nên tê cứng và gặp khó khăn trong việc cử động. Việc cúi đầu hay xoay cổ sang hai bên của người mắc bệnh sẽ không còn linh hoạt.
  • Cổ, vai và gáy bị đau: Thoái hoá đốt sống cổ C3, C4 sẽ khiến vùng cổ, vai, gáy và thậm chí là vùng ngực bị đau. Điều này làm cho người mắc bệnh bị rối loạn cảm giác, nóng lạnh thất thường. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài hàng giờ đồng hồ.
  • Vận động khó khăn: Không chỉ gặp khó khăn trong việc cử động cổ, người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 còn có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, không làm chủ được các hoạt động của cơ thể do chất nhầy trong đốt sống trào ra, chèn ép các dây thần kinh và ống sống, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả tuỷ sống.
  • Thường xuyên đau đầu: Cơn đau lan dọc theo dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 sẽ khiến người mắc bệnh thường xuyên đau đầu, đau sau gáy.
  • Chân tay tê bì: Khi cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 lan ra tay chân, hoạt động của các bộ phận thuộc vùng cơ thể này sẽ yếu dần đi và thường xuyên có cảm giác tê bì.

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 ở mức độ nhẹ sẽ chỉ khiến cho cơ thể nhức mỏi, hoạt động khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hội chứng rễ thần kinh: Rễ thần kinh C4 tổn thương sẽ làm người bệnh thường xuyên khó thở, ho nhiều và đau tức ngực. Bên cạnh đó, rễ thần kinh C3 bị tổn thương thì khiến cho người bệnh tức ngực, khó nói chuyện, vùng xương chẩm đau dữ dội.
  • Hội chứng phân ly cảm giác: Phân ly cảm giác là hiện tượng tủy sống ở bên trái của người mắc bệnh bị chèn ép, gây bại liệt nửa người.
  • Hội chứng cột sống cổ: Việc dịch nhầy trong đốt sống cổ C3, C4 bị tràn ra ngoài sẽ gây hẹp các ống sống, tê cứng các cơ và thậm chí là bại liệt.
  • Teo cơ: Đĩa đệm khi chèn ép mạch máu sẽ khiến máu khó lưu thông để nuôi cơ. Vì vậy, các cơ sẽ bị thiếu dưỡng chất và dần teo nhỏ. Teo cơ khiến cho người mắc bệnh sinh hoạt khó khăn, chân tay mất sức, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc tây y, đông y, vật lý trị liệu hoặc thậm chí còn có thể chữa trị bằng một số mẹo đơn giản tại nhà. Cụ thể:

Chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 bằng thuốc tây y

Nếu người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 ở mức độ nhẹ, chưa đau nhức quá nghiêm trọng thì bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp giảm đau, giãn cơ như:

  • Thuốc giãn cơ Myonal, thuốc giãn cơ Mydocalm,…
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid, Diclofenac,…
  • Thuốc giảm đau Paracetamol,…
  • Thuốc bổ trợ thần kinh Neurontin,…

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, các loại thuốc kể trên có thể sẽ gây ra tác dụng phụ. Chính bởi vậy, người bệnh cần phải chú ý theo dõi trong quá trình dùng thuốc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần thăm khám bác sĩ ngay để có giải pháp xử lý kịp thời.

Chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 bằng thuốc đông y

Nhờ hiệu quả mang lại khá tốt cũng như không gây ra quá nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Theo đó, chúng tôi có một số bài thuốc đông y hay mà bệnh nhân có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc đông y số 01: Bài thuốc này bao gồm địa hoàng, phòng phong, quế chi, tần giao, ý dĩ nhân, hoàng bá và uy linh tiên. Để sử dụng, chúng ta trộn những nguyên liệu này với 06 bát nước và đun sôi trong vòng 30 đến 45 phút. Sau đó cho bệnh nhân sử dụng trong ngày để giảm đau nhức.
  • Bài thuốc đông y số 02: Bài thuốc này bao gồm 300 gram rễ ngưu tất, 20 gram đỗ trọng, 20 gram ý dĩ và 16 gram lá lốt. Để sử dụng, chúng ta sắc tất cả những nguyên liệu này với 04 bát nước và đun sôi khoảng 20 phút. Sau đó cho bệnh nhân uống 03 lần/ngày trong vòng 04 tuần.
  • Bài thuốc xương khớp do Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 nghiên cứu: Bài thuốc bao gồm đương quy, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, thiên niên kiện, thương truật,… Bài thuốc có công dụng giảm các triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bài thuốc còn tác động sâu vào bên trong cơ thể, giúp trị dứt điểm và ngăn bệnh tái phát.

Chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 bằng vật lý trị liệu

Chúng ta có thể điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 bằng vật lý trị liệu

Tuỳ thuộc vào mức độ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 mà bệnh nhân mắc phải mà có thể áp dụng một số liệu pháp vật lý trị liệu như:

  • Bấm huyệt, châm cứu.
  • Xoa bóp.
  • Nhiệt trị liệu.
  • Chiếu đèn hồng ngoại.
  • Kéo giãn cột sống.
  • Những bài tập cho cổ.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, việc thực hiện nên được hướng dẫn bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn. Bởi nếu thao tác không đúng cách, bệnh sẽ dễ dàng trở nặng.

Chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 bằng mẹo tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay các phương pháp vật lý trị liệu, chúng ta còn có một số mẹo đơn giản có thể làm tại nhà mang lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4, giúp giảm đau, giảm sưng viêm tại khớp như:

  • Sử dụng lá mật gấu: Chúng ta sẽ xay nhuyễn lá mật gấu rồi lấy nước hoà với bia, uống sau bữa ăn.
  • Sử dụng lá lốt: Sao nóng lá lốt đã thái nhỏ cùng muối trắng rồi bọc tất cả vào khăn, đắp lên vùng cổ bị đau từ 15 đến 20 phút.
  • Sử dụng rễ đinh lăng: Thái mỏng rễ đinh lăng và sắc với nước, uống mỗi ngày thay cho nước lọc.

Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng ta đã có những hiểu biết căn bản về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4 cũng như cách điều trị bệnh bằng một số phương pháp khác nhau. Bởi bệnh có thể trở nặng nếu không được xử lý đúng cách nên chúng ta cần phải chú ý để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm