Tại sao uống thuốc lại đau dạ dày là mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều người bệnh. Bởi có những lúc cùng một loại thuốc nhưng không phải ai uống cũng đau dạ dày. Trong nội dung bài viết này ICondom sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cùng với đó là cách khắc phục tình trạng đau dạ dày ngay tại nhà.
Những biểu hiện của đau dạ dày sau khi uống thuốc
Mặc dù có khả năng điều trị bệnh rất tốt nhưng một số loại thuốc tây sẽ khiến người bệnh có cảm giác sôi bụng, nóng ran quanh dạ dày, buồn nôn, ruột gan cồn cào hoặc hơi bị đẩy lên, nghẹn lại ở phần cổ, v.v… Đây chính là những biểu hiện của tình trạng đau dạ dày sau khi dùng thuốc mà nhiều người bệnh gặp phải.
Tại sao uống thuốc lại đau dạ dày?
Trước hết cần phải khẳng định rằng, cùng một loại thuốc nhưng không phải ai uống cũng bị đau dạ dày. Việc đau dạ dày sau khi uống thuốc có thể bắt nguồn từ những lý do sau đây:
Uống thuốc không đúng thời điểm
Thông thường, các loại thuốc tây thường được kê đơn uống sau khi ăn. Vì vậy, nếu bạn uống thuốc trước ăn hoặc cách thời gian ăn khá xa thì dạ dày rất dễ bị ảnh hưởng dẫn đến đau cồn cào, khó chịu.
Uống thuốc sai cách
Mỗi một loại thuốc đều có liều dùng nhất định. Trong trường hợp bạn dùng thuốc quá liều so với chỉ định của bác sĩ không chỉ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc mà còn tăng nguy cơ gây đau dạ dày.
Bên cạnh đó, việc uống quá ít nước cũng làm ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Khi uống thuốc, bạn nên uống khoảng 200 đến 250 ml nước. Ngoài ra, dù là mùa đông hay hè thì bạn cũng nên uống thuốc bằng nước ấm để bảo vệ dạ dày một cách tốt nhất.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Hiện nay, các loại thuốc kháng sinh có điểm cộng lớn trong việc loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên chúng cũng có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Bởi vậy việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc uống kháng sinh liều cao có thể khiến những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa bị loại bỏ hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.
Để hạn chế tình trạng này, tốt nhất bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh.
Một số nhóm thuốc có nguy cơ gây đau dạ dày
Một số loại thuốc tây dù có khả năng trị bệnh rất tốt song lại gây kích thích dạ dày, làm giảm chất nhầy ở dạ dày khiến chúng bị tổn thương. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như loét, xung huyết dạ dày. Cụ thể, một số loại thuốc tây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc kháng viêm như Diclofenac, Ibuprofen, Indomethacin, v.v… Đây đều là những loại thuốc có tác dụng tốt trong việc giảm đau, kháng viêm đặc biệt rất hiệu quả với các bệnh xương khớp. Tuy nhiên những loại thuốc này lại khó hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc lâu dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Corticoid: đây là loại thuốc có khả năng chống dị ứng, chống viêm rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là gây đau dạ dày. Đặc biệt, nguy cơ này càng gia tăng khi người bệnh thường ăn nhiều đồ cay nóng, hay uống rượu bia hoặc chịu áp lực kéo dài, v.v…
- Aspirin: đây là nhóm thuốc được dùng để điều trị hạ sốt, chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường để lại tác dụng phụ với đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn, đau chướng bụng, nghiêm trọng hơn có thể là chảy máu dạ dày, v.v…
Cách khắc phục đau dạ dày sau khi uống thuốc ngay tại nhà
Để có thể khắc phục tình trạng đau dạ dày sau khi uống thuốc bạn nên nhanh chóng bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa theo một số cách sau:
- Sữa chua: trong sữa chua có rất nhiều probiotics và vi khuẩn có lợi. Vậy nên bạn có thể sử dụng sữa chua từ 1-2 cốc/ ngày để tăng vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Đặc biệt, bạn chỉ nên sử dụng sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua uống để hấp thu được tốt nhất.
- Chườm nóng: mặc dù không thể chữa hẳn bệnh đau dạ dày nhưng việc chườm nóng ở vùng bụng có thể khiến dạ dày được thả lỏng, thư giãn, giảm các giác nóng bụng, cồn cào.
- Sử dụng tỏi: đây là vừa nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm vừa chứa rất nhiều prebiotic. Chất này có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng, nhờ đó vi khuẩn có lợi trong dạ dày có thể gia tăng, giảm tình trạng đau dạ dày.
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi “tại sao uống thuốc lại đau dạ dày?” mà ICondom muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Xem thêm
Be the first to write a comment.