Đôi khi bạn không may mắn bị tai nạn, chấn thương ngoài da,… và điều này để lại những vết sẹo xấu xí. Những vết sẹo đó có thể đa dạng như sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi,… Vậy Sẹo lồi là gì và những dấu hiệu nhận biết sẹo lồi ra sao?
Khái niệm sẹo lồi là gì?
Sẹo thông thường có hình dạng và kích thước tương ứng với vết thương. Bề mặt của vết sẹo có màu tương đồng với màu da xung quanh, không đỏ, không lồi lõm,… Khác với loại sẹo bình thường, sẹo lồi đúng như cái tên của nó. Vết sẹo bị biến dạng, đầy thịt hơn, trồi lên trên bề mặt da. Sẹo có thể màu hồng nhạt hoặc bị thâm đen.
Sau khi bạn bị thương khoảng 1 vài tháng, sẹo lồi sẽ hình thành dần dần từ vết da non sau khi liền. Bề mặt sẹo lồi cũng được phân chia rõ ràng: bề mặt sẹo có độ căng bóng, dưới lớp da non màu hồng nhạt là các mạch máu giãn ra. Khi ấn vào cục sẹo lồi sẽ có cảm giác như khối cao su mềm. Đến khi vết thương lành hẳn, cục sẹo lồi vẫn sẽ phát triển thậm chí là phát triển mạnh mẽ hơn. Nó có thể từ vị trí vết thương bạn đầu lan ra vùng da bên cạnh, sẹo lỗi cũng thẫm màu hơn, cứng hơn và khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi?
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi là gì? Nói một cách dễ hiểu nhất thì nó sẽ bao gồm yếu tố xuất hiện vết thương và quá trình hồi phục vết thương. Cụ thể như sau:
- Dễ để lại sẹo lồi sau khi da bị tổn thương:
– Bị chấn thương, rách da do tai nạn
– Vết mổ do phẫu thuật, khi khâu vết thương không đúng lớp da cũng sẽ gây sẹo lồi.
– Bỏng da, hoặc mắc một số bệnh ngoài da như mụn, thủy đậu,…
- Tuy nhiên, những tổn thương này sẽ trở thành sẹo lồi nếu như bạn mắc phải một trong số những yếu tố:
– Cơ địa là một làn da dễ để lại sẹo lồi.
– Băng vết thương sai cách, có thể quá chật hay quá lỏng.
– Có dị vật trong da.
– Người da màu dễ bị sẹo lồi hơn người da trắng
Vị trí dễ để lại sẹo lồi
– Vùng xương ức là vị trí dễ để lại sẹo lồi nhất nếu cơ địa bạn là cơ địa sẹo lồi.
– Tiếp đến là sau lỗ xỏ khuyên tai, ngực hoặc da mặt,…
Sẹo lồi và những đặc điểm nhận biết
- Tại vết thương sau khi lành bị nổi gồ trên da
- Sẹo có màu đỏ, hồng nhạt, nâu sậm
- Bề mặt sẹo nhẵn bóng và căng hơn so với vùng da xung quanh
- Có cảm giác ngứa hoặc đau.
Tuy nhiên, bạn có thể sẽ dễ nhầm sẹo lồi với sẹo phì đại đối với các vết sẹo nổi gồ trên bề mặt da.
Phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả nhất hiện nay
Điều trị sẹo lồi bằng tia laser
Điều trị sẹo lồi bằng tia Laser là phương pháp điều trị được ưa chuộng hiện nay. Cách này thường được áp dụng với các vết sẹo có kích thước lớn. Các chuyên gia sẽ dùng ánh sáng của tia laser để chiếu lên vết sẹo lồi, theo đó vết sẹo sẽ dần được san phẳng và để lại làn da mịn màng hơn. Ưu điểm của phương pháp này là làm phục hồi và cải thiện da khá tốt, mặt phẳng của vùng từng bị sẹo lồi cũng sáng mịn và đồng đều màu hơn. Ngoài ra, ánh sáng laser còn kích thích được collagen và dãy eslatin phát triển giúp da mịn, khỏe và trẻ hóa làn da.
Tiêm thuốc
Cơ chế của phương pháp tiêm thuốc là dùng Corticosteroid tiêm trực tiếp vào vết sẹo lồi. Chất này sẽ làm các mô xơ của sẹo mềm hơn, ức chế alpha2-macroglobulin khiến vết sẹo xẹp dần và hết toàn toàn trong khoảng một vài tháng. Nhìn chung là nó sẽ tùy vào tính chất của vết sẹo lồi là gì. Đây là một trong những phương pháp điều trị sẹo lồi tuyệt đối an toàn và có hiệu quả cực cao.
Công nghệ ánh sáng vi điểm 3D
Đáp ứng cho nhu cầu điều trị sẹo lồi hiệu quả lại dứt điểm hoàn toàn, phương pháp Công nghệ bằng ánh sáng vi điểm 3D được ra đời với sự kết hợp của cả 2 cách điều trị trên: ánh sáng laser và phương pháp tiêm.
Với công nghệ điều trị sẹo này, người có chuyên môn sẽ dùng ánh sáng vi điểm 3D để tác động lên vùng da bị sẹo. Tác động này sẽ làm co thắt chuỗi collagen có trong da, giúp vùng da bị sẹo phục hồi tổn thương từ sâu bên trong. Nhìn chung, đây là phương pháp điều trị tiên tiến nhất, có hiệu quả cao lên tới 98%. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của nó chính là chi phí điều trị hơi cao.
Cách phòng ngừa xuất hiện sẹo lồi?
Chúng ta nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh, vậy nên để hạn chế tối đa tình trạng sẹo lồi, chúng ta cần thực hiện kỹ một số phương pháp sau đây:
- Chú ý, chăm sóc những tổn thương da kĩ càng
- Tránh để vết thương bị nhiễm trùng
- Tuyệt đối không cọ xát hay chà vết thương
- Dùng miếng dán silicon giúp hạn chế hình thành sẹo lồi
- Trước khi phẫu thuật nên nhờ bác sĩ khâu vết thương cẩn thận và chú ý điều trị sẹo sau phẫu thuật kĩ càng.
- Hạn chế xỏ khuyên, xăm mình nếu cơ địa bạn bị sẹo lồi
Sẹo lồi là gì thường được nhiều người quan tâm đến. Đây là một tình trạng sẹo khó điều trị lại dễ tái phát, gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý người mắc phải. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng ngừa hình thành sẹo. Các phương pháp trên đây tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giảm hình thành sẹo lồi cho chúng ta.
Xem thêm
Be the first to write a comment.