Bệnh á sừng là tình trạng khô, nứt nẻ bong tróc da không hoàn toàn xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, gót chân gây nên những thương tổn cho da. Vậy bệnh á sừng nên bôi thuốc gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom.
Triệu chứng nhận biết bệnh á sừng
- Da khô nứt nẻ, bong tróc: Đây là do các tế bào da quá khô ráp, lớp sừng dày nên bong ra ngoài, nứt nẻ, sưng tấy tạo nên những đường rãnh nông trên da.
- Đau rát, chảy máu: Chính vì da dẻ nứt nẻ, bong tróc và tạo nên các đường nứt sâu, hậu quả là chảy máu, đau rát.
- Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ngay tại vị trí da bong tróc, nếu bạn càng gãi mạnh thì càng gây tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Điều trị bệnh á sừng
Người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu nhằm mục đích được thăm khám và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da để được điều trị tốt nhất. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là dùng thuốc để bôi vào vùng da bị tổn thương: Thuốc làm bay lớp sừng, chống viêm: griseofulvin, mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol. Có thể phải dùng corticoid, kháng histamin nếu trường hợp nặng. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm lớp sừng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, bao gồm:
Tuyệt đối không chà xát mạnh, không bóc vảy da vùng da bị tổn thương bằng bàn chải hay đá kỳ vì càng chà xát mạnh sẽ càng làm cho tình trạng tổn thương lớp á sừng khiến cho quá trình bong tróc da càng nặng hơn.
Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu… Hạn chế việc lau rửa, giặt giũ. Tránh tiếp xúc với gia vị như ớt, muối khi chế biến thức ăn. Nên mang găng tay bảo vệ nếu nhất thiết phải làm những công việc này hằng ngày.
Luôn giữ ẩm da bằng kem dưỡng ẩm. Trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay, nên bôi kem dưỡng ẩm.
Không nên sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ… Tăng cường bổ sung vitamin C, D, E bằng cách ăn rau quả tươi, rau xanh, các loại đậu, rau ngót, cam, bưởi, cà rốt… Nên thay đổi môi trường sống nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, chân. Tuyệt đối không gãi vào dùng da bệnh vì có thể làm tổn thương tế bào da, đồng thời khiến vi khuẩn trong tay dễ dàng xâm nhập da.
Bị á sừng nên bôi thuốc gì
Cũng tương tự như nhiều loại bệnh da liễu khác nhau, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán trước, sau đó tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ được kê toa thuốc phù hợp.
Một số dòng thuốc được kê đơn phổ biến để điều trị bệnh á sừng có thể kể đến như:
- Thuốc Salicylic Acid:
Đây là loại thuốc bôi ngoài da và có tác dụng làm giảm lớp sừng hóa, hồi phục làn da bị tổn thương, tái tạo da mới và giúp chúng mịn màng, hạn chế tối đa tình trạng da bị bong tróc như trước. Bên cạnh đó, còn một số loại thuốc Salicylic Acid còn kèm theo khả năng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Tuy nhiên cần hết sức lưu ý về tác dụng phụ của thuốc, tránh lạm dụng một cách quá đà vì có khả năng gây ra hoại tử vùng da đang bị tổn thương rất nguy hiểm.
- Nhóm thuốc Corticoid
Một số loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ kê đơn như Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin. Đây là những dòng thuốc có khả năng điều trị vùng da bị á sừng khi đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Những thành phần có trong thuốc đều có tác dụng đặc trị tối ưu, kháng viêm, cấp ẩm tốt cho làn da và từ đó giúp ngăn chặn quá trình sừng hóa.
Đồng thời, các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát hay bị bong da cũng sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng nhóm thuốc này.
Sử dụng thuốc Tây là cách hiệu quả, nhanh chóng nhất để điều trị bệnh á sừng
- Thuốc kháng histamine
Đây cũng là một trong những loại thuốc được các bác sĩ chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh á sừng. Thuốc đem lại hiệu quả khá tốt và nhanh chóng nhưng nhược điểm là dễ gây ra một vài tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ hoặc choáng đầu trong tích tắc…Vì vậy, trong hướng dẫn sử dụng thuốc bao giờ cũng lưu ý người bệnh sau khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamine thì nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động, nhất là những việc cần tập trung cao độ như lái xe hay học tập, làm việc…
- Thuốc chống nấm
Cùng với những loại thuốc trên thì nhóm thuốc chống nấm cũng sẽ được các bác sĩ kê đơn cho người bị bệnh á sừng sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến như Griseofulvin, Nizoral hoặc đưa xuất Imidazol…
- Thuốc điều hòa miễn dịch và kháng sinh
Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này được kê đơn sử dụng phổ biến như pimeccromimus, tacrolimus…đây là thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Còn các loại thuốc kháng sinh được kết hợp sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh á sừng đạt kết quả tốt hơn.
Be the first to write a comment.