Polyp cổ tử cung là một bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản thậm chí là biến chứng ung thư đe dọa tính mạng con người.
Polyp cổ tử cung là gì?
Polyp cổ tử cung là căn bệnh thường gặp của chị em phụ nữ thường gặp độ tuổi 40 -60. Bệnh là những khối u dính vào thành tử cung có kích thước nhỏ từ vài mm đến vài cm, cỡ đốt ngón tay, phát triển từ bề mặt của cổ tử cung hoặc tuyến cổ tử cung do sự tăng sinh quá mức của tế bào lát mặt trong cổ tử cung.
Chúng được nối vào thành tử cung bởi một cuống nhỏ, chôn vào tử cung. Các khối u thường có màu hồng, đầu mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu. Thông thường các khối u này khi mới hình thành thường lành tính nhưng nếu không đốt hoặc cắt bỏ sau một thời gian chúng sẽ phát triển lớn gây chèn ép tử cung và tiến triển thành khối u ác tính
Dấu hiệu nhận biết gây polyp cổ tử cung
Rối loạn kinh nguyệt
Ngày kinh đến bất thường không theo đúng lịch, hay thường xuyên chậm kinh, kinh nguyệt xuất hiện 2 lần/ tháng hoặc xuất hiện quá ít, thưa dần…. thậm chí mất hẳn kinh nguyệt.
Khí hư ra bất thường
Nếu dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo màu vàng và có mùi hôi tanh khó chịu. Trường hợp này, khả năng cao là tình trạng cổ tử cung đang xuất hiện một hoặc nhiều khối polyp bao quanh. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì con gái sẽ rơi vào trạng thái mất tự tin, tâm trạng bất ổn, lo lắng.
Khí hư ra bất thường, màu vàng, mùi hôi tanh
Chảy máu âm đạo bất thường
Vùng kín bị xuất huyết ngoài kỳ kinh nguyệt ở một số trường hợp: sau khi vệ sinh vùng kín, sau khi quan hệ tình dục…
Đau bụng dưới
Một số người sẽ gặp tình trạng đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt trong ngày kinh nguyệt diễn ra và sau quan hệ tình dục. Tình trạng này sẽ tăng dần theo thời gian.
Đau hoặc chảy máu khi giao hợp
Dùng tay nắn và day nhẹ nhàng vùng hạ vị có cảm giác đau buốt, đau đớn sau khi quan hệ tình dục, có thể đi kèm xuất huyết sau quan hệ.
Tiểu buốt, tiểu chậm
Buồn tiểu liên tục nhưng khó đi, lượng tiểu không nhiều, lâu dần hình thành chứng tiểu dắt, thậm chí bí tiểu cấp
Cắt polyp cổ tử cung
Với bệnh polyp cổ tử cung, điều trị cắt polyp cổ tử cung là bắt buộc với trường hợp nặng và các khối u đã phát triển to. Nếu như bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u nhưng không thực hiện, các khối u đó sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Phẫu thuật cắt bỏ polyp tại cổ tử cung được chỉ định áp dụng trong trường hợp người bệnh có sức khỏe ổn định, không bị viêm nhiễm phụ khoa.
Cắt polyp cổ tử cung bằng phương pháp dao Leep sử dụng sóng cao tần, nhẹ nhàng tiếp xúc trực tiếp vào khu vực polyp cổ tử cung. Sóng cao tần giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào bị viêm nhiễm, ngăn chặn sự tái phát của bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kích thích sự tái tạo tại vùng niêm mạc tổn thương, giúp vùng kín nhanh chóng phục hồi nguyên trạng như lúc chưa bị bệnh.
Phương pháp này có ưu điểm thực hiện nhanh chóng, kết quả cao, an toàn không đau đớn, khả năng hồi phục nhanh chóng.
Điều trị cắt polyp cổ tử cung như thế nào?
– Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát vùng kín, siêu âm và xét nghiệm xác định vị trí và kích thước khối polyp cổ tử cung.
– Bước 2: Nếu có bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì người bệnh phải chữa trị dứt điểm rồi mới tiến hành cắt polyp cổ tử cung. Trường hợp sức khỏe bình thường thì vệ sinh vùng kín và gây tê để chuẩn bị cho ca phẫu thuật.
– Bước 3: Tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để mở vùng kín, đưa đầu dò vào cổ tử cung, áp sát khối u polyp và xoắn lại, sử dụng dao Leep cắt bỏ khối u.
– Bước 4: Sát khuẩn vết thương và vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
– Bước 5: Bác sĩ chuyển bệnh nhân về phòng bệnh để chăm sóc và theo dõi hậu phẫu điều trị cắt polyp cổ tử cung, kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc chống viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương, hướng dẫn chăm sóc hồi phục sức khỏe.
Lưu ý
Chị em nên bổ sung Estrogen: thực vật, chú ý ăn nhiều các loại đậu và sản phẩm chế biến từ đậu như: đậu phụ, đậu tương, váng đậu và các loại rau xanh (cần tây, súp lơ, giá, đậu cô ve). Vì các loại đậu này chứa Estrogen thực vật bao hàm Isoflavones, Ligin có tác dụng chống oxy hóa, rất tốt cho chị em bị polyp tử cung.
+ Bổ sung vitamin C: vitamin C có nhiều trong cam, quýt, dứa, … nên chị em cần tăng cường ăn những loại quả này hoặc có thể bổ sung qua đường uống. Vitamin C giúp khống chế các loại virut gây hại. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bổ sung lượng vitamin C thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc polyp cổ tử cung hơn những người ít bổ sung vitamin C.
+ Bổ sung kẽm và Senlenium: kẽm và Senlenium có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào miễn dịch cũng như phát huy cao chức năng của tế bào miễn dịch. Việc bổ sung kẽm và Senlenium sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn tốt hơn rất nhiều để chống lại vi khuẩn gây hại.
Kiểm tra định kì sau khi phẫu thuật polyp cổ tử cung
Sau 3 tháng phẫu thuật bạn cần phải đi kiểm tra lại lần thứ nhất. Sau đó nên đi kiểm tra định kì trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm sau đó.
Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng.
Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi lành hẳn, nếu muốn quan hệ thì chị em nên đi khám lại để đảm bảo an toàn.
Nên mặc đồ lót thông thoáng, đúng kích cỡ vì điều này rất tốt cho cơ quan sinh sản của bạn.
Be the first to write a comment.