Rate this post

Tình trạng da trẻ em bị cháy nắng có khả năng rất cao làm tăng nguy cơ bị ung thư da, tùy vào từng cấp độ của ánh nắng tác động vào da bé. Thông thường các mẹ thường ít quan tâm đến việc che chắn làn da cho trẻ, khi để bé tiếp xúc với ánh nắng. Nhiều bà mẹ còn chủ quan, ánh nắng sẽ làm da bé hồng hào và săn chắc hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, cháy nắng ở trẻ em có nguy cơ cao trẻ sẽ bị ung thư da.

Tại sao trẻ em thường bị cháy nắng?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da trẻ em bị cháy nắng. Thứ nhất, trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được việc tự bảo vệ làn da của mình khi tiếp xúc với ánh nắng. Đặc biệt là những trẻ ở vùng nông thôn, thường thoải mái trong việc đi lại, gặp gỡ bạn bè, chạy nhảy, vui chơi mà không quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết. Bất chấp nắng nóng oi bức. Trường hợp, trẻ có che chắn thì cũng chỉ là đội thêm một chiếc mũ mà không mấy quan tâm đến áo khoác che chắn da tay.

Thứ hai, khi các mẹ có quan niệm da trẻ em chưa từng tiếp xúc qua mỹ phẩm, các chất tẩy trắng… nên dù có tiếp xúc với ánh nắng ở nhiệt độ gắt bao nhiêu thì vẫn không lo bé bị cháy da, sạm da. Một số bậc phụ huynh còn có suy nghĩ rằng, con mình vốn đã có làn da trắng rồi, cho bé ra ngoài để da bé trông hồng hào và săn chắc hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, ít ai biết rằng khi da bé tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím, trong khi cơ thể lại không đủ sản xuất tế bào sắc tố melanin để bảo vệ da. Thì da trẻ em sẽ dễ bị cháy nắng ngay cả khi thời tiết mát lạnh hoặc có sương mù.

Tình trạng da trẻ em bị cháy nắng thường có những biểu hiện như: vùng da ửng hồng hoặc đỏ; khi bố mẹ sờ vào da bé sẽ có cảm giác như bé đang bị sốt, da bé ấm và hơi nóng. Vùng da trẻ bị cháy nắng thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu và rất nhạy cảm khi tác động vào. Một số trường hợp nặng da trẻ sẽ xuất hiện nhiều bọng nước và chúng có thể bị vỡ; hoặc đau đầu, sốt, mệt mỏi và có triệu chứng ớn lạnh cả người…

Da trẻ em bị cháy nắng có thể gây ung thư da?

Theo nghiên cứu trên công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, số ra tháng 6/2014, của nhóm chuyên gia ở Quỹ Ung thư da Mỹ (SCF) thì những người trẻ tuổi có ít nhất 5 lần cháy nắng ở mức độ nặng như cháy nắng, đỏ da, rộp da. Thì nguy cơ mắc 2 loại bệnh ung thư da, là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vây tăng tới 8% nguy cơ mắc các khối u ác tính. 

Khối u ác tính là dạng ung thư nguy hiểm, trung bình tại Mỹ mỗi năm có 8.790 người qua đời vì căn bệnh này”.

Cũng trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa tiếp xúc tia cực tím (UV) với ung thư da. Nếu tiếp xúc với bức xạ UV mang tính tích lũy trong suốt cuộc đời thì nguy cơ da trẻ em bị cháy nắng mắc ung thư biểu mô tế bào đáy tới 2,35 lần và ung thư biểu mô tế bào vây 2,53 lần so với những người không tiếp xúc với nguồn bức xạ này. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 20 năm, cứ 2 năm lại kiểm tra sức khỏe một lần và đánh giá mức độ phơi nhiễm. Trong tổng số 6.955 người tham gia thì cứ 10 người có 1 người phơi nhiễm cháy nắng ở độ tuổi 15 – 20, thủ phạm chính là tia UV có trong ánh nắng mặt trời gây ra. (Theo: suckhoedoisong)

Vậy phòng ngừa cháy nắng cho trẻ như thế nào?

Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng da trẻ em bị cháy nắng, các mẹ cần phải giúp bé bảo vệ làn da của mình. Hạn chế tối đa việc cho trẻ vui chơi bên ngoài khi trời nắng gắt. Với những bé lớn hơn, bố mẹ nên thường xuyên nhắc nhở các con nên tự bảo vệ và chăm sóc làn da của mình.

Và khi bé tiếp xúc ánh nắng, mẹ cần phải lưu ý các biểu hiện cháy nắng làn da của con như sau:

  • Nên kiểm tra các dấu hiệu ngoài da của trẻ đang bị cháy nắng ở mức độ nào, đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Cho trẻ tắm trong nước mát hoặc chườm mát cho trẻ để làm giảm nhiệt độ của da.
  • Khi trẻ có những biểu hiện của tình trạng da trẻ em bị cháy nắng, lại kèm theo sốt, ớn lạnh; phồng rộp; quấy khóc rất nhiều lần; đau đầu liên tục… thì nên lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.