5/5 - (1 bình chọn)

Với sự thật là 6 tuần sau sinh các mẹ bỉm sữa đã có thể thụ thai lần nữa thì uống thuốc tránh thai trong thời gian cho con bú là điều không thể tránh khỏi.

Dựa trên cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai, chúng ta có thể khẳng định người mẹ đang cho con bú vẫn nên sử dụng thuốc tránh thai, với điều kiện loại thuốc đó không ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

Ngoài ra, nếu đang cho con bú bạn có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác mà không cần dùng đến thuốc tránh thai.

Quy tắc dùng thuốc tránh thai khi cho con bú

1. Chọn loại thuốc phù hợp

Trong 24 tiếng sau khi sử dụng thuốc, khoảng 1-5% thuốc ngấm vào sữa mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, bạn nên chọn loại chỉ chứa một hormone progestin (mini-pill), hoạt động bằng cách “báo hiệu” giả cơ thể đang mang thai để ngừng phóng thích trứng.

Loại hormone này tạo ra các điều kiện bất lợi làm cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng hoặc phôi thai không thể làm tổ được trong tử cung.

Loại thuốc này ít khi tác động đến chất lượng và số lượng sữa nên chúng an toàn hơn cho mẹ và bé.

2. Uống chuẩn thời điểm

Sau sinh 6 tuần, bạn có thể dùng thuốc tránh thai. Trong trường hợp bạn có kinh trở lại trước mốc thời gian này, hãy uống thuốc ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với loại thuốc mini-pill, bạn phải uống thuốc đúng giờ mỗi ngày. Thuốc chịu tác động của chu kỳ sinh học, khi bạn uống đúng giờ các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, giữ hormone ở mức ổn định, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ.

Nếu sử dụng thuốc không đúng giờ, bạn hãy cố gắng không trễ quá 3 tiếng và phải kèm biện pháp tránh thai bổ sung. Nếu bạn quên uống thuốc, dừng thuốc cho đến hết chu kỳ và dùng biện pháp tránh thai khác.

Thuốc tránh thai có 2 thành phần (progestin và estrogen) chỉ nên dùng khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm.

3. Hạn chế sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp

 Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa nội tiết tố nữ cao, nhằm ngăn chặn sự làm tổ của trứng. Trong trường hợp dùng thuốc trong quá trình cho con bú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự tiết sữa.

Khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong lúc đang cho con bú người mẹ nên cẩn trọng. Trong trường hợp bắt buộc phải uống, các mẹ nên tránh cho con bú trong khoảng 3-4 ngày và vắt bỏ sữa đã nhiễm thuốc.

Các cách tránh thai khác trong thời gian mang bầu

Dưới đây là các biện pháp chị em có thể sử dụng trong giai đoạn này:

1. Bao cao su

Bao cao su hiện nay là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Với những chị em có cơ địa nhạy cảm, nên chọn loại bao cao su bằng chất liệu tự nhiên, không quá dày, kiểu dáng đơn giản, không mùi. Người dùng nên lưu ý chọn mua tại các cơ sở uy tín, không sử dụng các loại bao trôi nổi trên thị trường, có kiểu dáng dị thường, ngoại cỡ.

Mặt khác, phụ nữ sau sinh cơ thể thường biến đổi, giảm cảm giác ham muốn, bao cao su sẽ phần nào làm chị em khó chịu. Bên cạnh đó, vợ chồng quá hưng phấn cũng có thể làm rách bao cao su khiến việc tránh thai thất bại. Trong trường hợp đó chị em có thể chủ động sử dụng các biện pháp khác.

2. Mẹ cho con bú vô kinh

Đây là phương pháp tận dụng sự hiệu quả tránh thai tự nhiên từ sữa. Do trong quá trình cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, giúp tránh thai. Điều này không có nghĩa bất cứ ai đang cho con bú đều có thể sử dụng biện pháp này.

Nhiều người nghĩ rằng phương pháp này rất đơn giản song để đạt hiệu quả, các mẹ phải cho con bú nhiều lần, cả ngày lẫn đêm.

Những trường hợp cho con bú không hoàn toàn, không thường xuyên, hoặc mẹ đã có kinh nguyệt trở lại, biện pháp này vô tác dụng.

3. Thuốc tránh thai một thành phần

Khi cho con bú, chị em vẫn có thể dùng các loại thuốc tránh thai nhưng chỉ nên sử dụng loại có một thành phần chính là progestin, vì không gây ảnh hưởng đến sữa và bé.

Tuy nhiên, trở ngại ở phương pháp tránh thai này là phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định nên gây nhiều phiền phức cho chị em, đặc biệt là với người mắc chứng giảm trí nhớ sau sinh.

Ngoài ra, nếu các mẹ có cơ địa nhạy cảm, từng dị ứng thuốc tránh thai, chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. Trường hợp mẹ bỉm sữa bị mắc bệnh suy gan, suy thận bệnh lý, viêm tắc tĩnh mạch không nên sử dụng biện pháp này.

4. Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ làm bằng chất dẻo và đồng được đặt vào tử cung người phụ nữ để ngăn chặn quá trình thụ tinh. Thông thường biện pháp này cho hiệu quả khoảng 5-10 năm. Nếu muốn mang thai trở lại, các chị em chỉ cần tháo vòng và khả năng này sẽ được phục hồi nhanh chóng.

Do phải đặt trực tiếp dụng cụ vào cơ thể nên khi áp dụng biện pháp này, những người quá có cơ địa nhạy cảm sẽ gặp phải tác dụng phụ như rong kinh, hoặc máu ra quá nhiều, đau bụng, đau lưng, viêm nhiễm vùng kín.

5. Que cấy ngăn ngừa thai

Đây là một que nhỏ chứa hormone progesterone được cấy vào dưới da với số lượng từ 1-6 que tùy loại, có tác dụng ngừa thai kéo dài lên đến 3 năm. Ưu điểm nổi bật của biện pháp này là có thể lấy ra bất cứ khi nào để tiếp tục khả năng sinh con.

Tuy nhiên, que cấy ngừa thai cũng có nhiều tác dụng phụ giống vòng tránh thai như rong kinh trong vài tháng đầu, hoặc đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.