Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nhiều người có biểu hiện liên quan tới bệnh tiểu đường nhưng không biết địa chỉ nào khám chữa bệnh tiểu đường hiệu quả và uy tín. Cùng ICondom tìm hiểu địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường dưới bài viết sau đây.
Các bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường
1. Khoa nội tiết và đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ : 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: 6h30 tới 12h00, 13h30 tới 18h00
Tới khám và điều trị tiểu đường ở Khoa Nội tiết và đái tháo đường- Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ. Hàng năm, bệnh viện đón trung bình 15.000 lượt bệnh nhân nội trú, khám và điều ngoại trú trung bình 60.000 lượt chủ yếu là bệnh tiểu đường.
Khoa nội tiết và đái tháo đường hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm về bệnh tiểu đường như: ThS Nguyễn Quang Bảy, PGS.TS. BS Nguyễn Khoa Diệu Vân, ThS Phan Thị Minh Tâm, BS Nguyễn Phương Anh; ThS Đào Đức Phong…cùng đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng luôn tận tâm với người bệnh. Ngoài ra, các trang thiết bị y tế đều tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
2. Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thời gian làm việc: 7h00 tới 17h00 từ thứ 2 tới thứ 6
Khám và chữa tiểu đường tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, người bệnh được hưởng các dịch vụ chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Trong đó phải kể đến GS.TS Trương Việt Bình; PGS,TS Phạm Văn Trịnh; Th.S Đào Hữu Minh;…với các nhân viên y tế nhiệt tình và chu đáo.
Hệ thống cơ sở vật chất được trang bị, trong đó có nhiều trang thiết bị y tế hiện đại với hơn 600 giường bệnh đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường.
3. Khoa Nội tiết – Bệnh viện An Bình
Địa chỉ : 146 An Bình, 7,Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc: 7h00 tới 16h30 từ thứ 2 tới thứ 6, thứ 7 và chủ nhật làm từ 00h tới 23h59
Khoa Nội tiết- Bệnh viện An Bình là trung tâm chuyên khoa sâu có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh đái tháo đường và rối loạn nội tiết, điều trị nội khoa các bệnh lý liên quan đến thận cho bệnh nhân trên địa bàn TP.HCM.
Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn về tiểu đường, đái tháo đường , trong đó có thể kể tới: BS Nguyễn Thị Lệ Hằng, điều dưỡng Trần Thị Ngọc Diện, BS Đỗ Thúy Vân…Bệnh viện An Bình là địa chỉ tin cậy dành cho người bệnh.
Cùng với cơ sở y tế, trang thiết bị hiện đại, với các dịch vụ như: Điều trị đái tháo nhạt, loãng xương, cường giáp, suy giáp, đái tháo đường, suy tuyến yên, điều trị thận…người bệnh hoàn toàn yên tâm khi tới đây khám bệnh.
4. Phòng mạch Tiến sĩ Bác sĩ Lê Tuyết Hoa
Bác sĩ Hoa có kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết – Tiểu đường. Với 20 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy- Chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường; là giảng viên Đại học Phạm Ngọc Thạch.
Địa chỉ: 109/9 Lê Quốc Hưng, quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc: 17h00-19h00 từ thứ 3 tới thứ 7.
Chi phí khám bệnh tiểu đường tại phòng khám bác sĩ Hoa là 100.000 đồng lần.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường được chia làm 2 loại: loại do thiếu chất insulin trong cơ thể, loại có insulin nhưng không dùng được insulin trong cơ thể.
Tiểu đường loại 1: thường xảy ra với người dưới 40 tuổi và bắt đầu vào khoảng 14 tuổi. Loại tiểu đường này có thể do di truyền từ bố mẹ sang con hoặc trong dòng họ có người bị tiểu đường.
Tiểu đường loại 2: xảy ra đối với người trên 40 tuổi. Do béo mập, thừa cân.
Biểu hiện của tiểu đường
– Khát nước và hay đi tiểu nhiều
– Thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu gắt
– Ăn nhiều nhưng nhanh đói
– Tụt cân nhanh chóng
– Vết thương lâu lành
– Ngứa ran và tê bì
– Nhìn mờ
Khi có những biểu hiện trên, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm phát hiện bệnh tiểu đường sớm nhất. Tiểu đường nếu để lâu sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
- Biến chứng về mắt:giảm thị lực, nặng có thể bị mù lòa
- Các vấn đề tim mạch: cao huyết áp, xơ vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não
- Thần kinh tiểu đường: cảm giác đau nhức, khó thở,…
- Mắc bệnh thận
- Nhiễm trùng của tiểu đường
- Hạ đường huyết
- Hôn mê
Làm sao biết mình bị tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường để phát hiện bệnh. Phương pháp xét nghiệm như:
– Phương pháp enzyme – màu
– Phương pháp đường niệu, ceton niệu
– Nghiệm pháp tăng cường đường máu theo đường uống
Xét nghiệm tiểu đường có đắt không?
Để biết mình có bị bệnh không? bạn cần phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường. Tùy vào dịch vụ mà giá xét nghiệm tiểu đường khác nhau. Tuy nhiên, thông thường giá xét nghiệm đường huyết và đường niệu, HbA1C có giá 135.000 đồng. Hoặc dao động từ 300.000 đồng tới 700.000 đồng tùy theo cơ sở y tế.
Xem thêm
Be the first to write a comment.