5/5 - (1 bình chọn)

Cùng tìm hiểu thông tin trẻ chậm nói về nguyên nhân và việc khám trẻ chậm nói tại Bệnh viện Nhi đồng 1 qua bài viết sau của ICondom.

Các độ tuổi của bé về việc phát triển ngôn ngữ

Trẻ từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện, quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm ‘a’, từ ‘ba’, ‘bà’.

Từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau như ‘ma ma’, ‘da da’.

Từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm ‘ê’ ‘a’ kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Khoảng 11 tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, như: bố, bà, măm…

Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau.

Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con vật

Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Trẻ biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Vậy khi nào thì nhận biết trẻ chậm nói

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình.

Phụ huynh cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học.

Vậy khám chậm nói ở Bệnh viện Nhi đồng 1 có tốt không?

Thường các bé sẽ khám qua các chuyên khoa như dưới đây ở Bệnh viện Nhi đồng 1

  • Khám “Răng hàm mặt” để bác sĩ kiểm tra bé có bị dính thắng lưỡi không.
  • Khám “Tai mũi họng” để kiểm tra trẻ có bất thường về khả năng nghe, nói
  • Khám Tâm lý: Trẻ được tầm soát và tư vấn can thiệp các rối loạn phát triển ở trẻ em (Rối loạn Ngôn ngữ, Chậm phát triển, Rối loạn phổ tự kỷ, Rối loạn Tăng động kém chú ý…), các vấn đề về tâm lý-tâm thần (Rối loạn lo âu, Trầm cảm…) và các rối loạn hành vi khác nếu có.

Phí khám 150.000 đồng/ lượt khám (Bệnh nhân tạm ứng trước 500.000 đồng) hoặc tùy theo khu khám bệnh đơn giá sẽ khác nhau, thời gian khác nhau nên giá khám có thể thay đổi theo từng năm.