5/5 - (1 bình chọn)

Chào Bác sĩ!

Vợ tôi đang mang bầu tháng thứ 5, tay chân bị dồn máu, phù tay chân, tê tê như bị sâu bò. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi vợ tôi có biểu hiện như vậy là bị làm sao ạ?

Cảm ơn Bác sĩ!

Bác sĩ Lê Văn Chương trả lời như sau: “Đa số mẹ bầu bước vào tam cá nguyệt thứ 3 thường bị phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Hiện tượng này không quá nguy hiểm với thai phụ mà khiến chị em thấy khó chịu, kém thoải mái khi đi lại, di chuyển do bàn chân sưng to. Đôi khi là sự bất tiện vì khó tìm được đôi giày dép có cỡ vừa với bàn chân sưng phù. Người ta nhận thấy có 2 nguyên nhân chính gây ra chứng phù chân khi mang thai.

Lượng máu cung cấp về tim bị giảm thiểu ở những tháng cuối của thai kì, trọng lượng của thai nhi tăng lên nhanh chóng, chèn ép vào ổ bụng và khiến các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực từ đó máu khó chảy về tim thuận lợi.

Bên cạnh đó rối loạn tuyến nội tiết gây giãn thành tĩnh mạch làm ứ trệ hệ tuần hoàn nên máu chảy về tim khó khăn hơn.

Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân cản trở máu chảy về tim ở phụ nữ mang thai như:

  • Phụ nữ làm việc trong điều kiện vất vả, mang vác nặng.
  • Nhân viên văn phòng có thói quen ngồi bắt chéo chân.
  • Mẹ bầu tăng cân không kiểm soát bị béo phì.
  • Mẹ bầu bị táo bón thường xuyên. Giảm hoạt động bơm máu ở cơ chân
  • Chị em bầu bí phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu trong thời gian dài.
  • Mang thai nhưng mẹ bầu vẫn đi giày cao gót.

Đây là những lý do chính khiến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân hoặc tay gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu. Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng, bà bầu bị phù chân là do ăn mặn. Thực tế muối không hẳn là thủ phạm gây tích nước sinh ra chứng phù nề cho mẹ bầu, tuy nhiên nếu chị em bị cao huyết áp thì cần thận trọng và tốt nhất nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày một cách từ từ.

Vậy phù chân có nguy hiểm ở bà bầu hay không?

Phù chân là biểu hiện bình thường khi mang thai, đôi khi chị em có thể bị phù cả tay hoặc mặt nhưng nếu mẹ bầu nghỉ ngơi hợp lý, biết cách chăm sóc cơ thể thì dấu hiệu sưng nề sẽ giảm dần. Ngược lại nếu phù chân kéo dài lâu ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau bụng, mờ mắt thì mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt vì sưng phù cũng là dấu hiệu của tiền sản giật. Hội chứng tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ cho thấy thai phụ bị cao huyết áp, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Một số phương pháp làm giảm và cải thiện triệu chứng phù chân

Một số biện pháp khắc phục triệu chứng phù chân ở bà bầu có thể tham khảo như sau:

Chú ý chế độ ăn hàng ngày. Bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày mẹ bầu cần ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Ngoài ra, chị em cần đề phòng thiếu sắt trong thai kỳ để cung cấp đủ lượng hồng cầu nuôi cơ thể cho mẹ và bé.

Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh gây đầy hơi để quá trình lưu thông máu thuận lợi, tránh bị phù nề.

Thay đổi thói quen mát-xa chân sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu hơn

  • Do tĩnh mạch chủ nằm bên phải cơ thể do vậy khi ngủ mẹ bầu nên nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai cần từ bỏ giày cao gót vì độ cao của giày khiến cơ thể khó giữ thăng bằng, xương chậu bị nghiêng khiến lưng dưới bị đau, thậm chí dễ gây nguy hiểm cho mẹ và bé khi mẹ bầu trơn trượt bị ngã. Tốt nhất chị em nên chọn mua nhưng đôi giầy đế thấp, chất liệu mềm mại và quan trọng là đúng với cỡ chân. Khi thấy chân sưng phù đừng nên tiết kiệm không thay giầy mới mà cố sử dụng đôi giày chật sẽ càng làm bạn khó chịu.
  • Không nên đứng/ngồi lâu một chỗ. Trong giờ làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, co duỗi hai chân thường xuyên để khí huyết lưu thông. Tránh ngồi xếp bằng hoặc bắt chéo chân vì tư thế ngồi này khiến mẹ bầu dễ bị tê mỏi chân do quá trình tuần hoàn máu xuống chân bị cản trở. Mát-xa chân cho bà bầu
  • Càng gần đến ngày sinh, đôi chân của mẹ bầu sẽ càng đau mỏi hơn. Trước khi đi ngủ chị em có thể ngâm chân nước ấm pha chút rượu gừng hoặc một nắm muối rồi kết hợp xoa bóp chân sẽ giúp các mẹ thoải mái và dễ ngủ hơn.
  • Chị em nên đi bộ nhẹ nhàng từ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp quá trình vượt cạn sau này thuận lợi hơn.

Ngoài ra có thể tập thêm các bài tập dành riêng cho chân để tăng cường quá trình lưu thông máu, đề phòng giãn tĩnh mạch.

Xem thêm