Bạn đang gặp các vấn đề về bệnh đái tháo đường? Bạn thắc mắc bệnh tiểu đường cần kiêng những gì để hạn chế tác hại của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn top 5 những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn của những bệnh nhân đái tháo đường. Hãy theo dõi nhé!
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường có mấy loại
Trước khi đề cập đến vấn đề người bệnh tiểu đường cần kiêng những gì trong bữa ăn, Medici sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về căn bệnh này.
Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa của cơ thể, trong đó lượng đường huyết trong máu luôn tăng cao dẫn đến bài tiết glucose theo đường nước tiểu. Đây là bệnh lý vô cùng phổ biến trong xã hội, tuy nhiên các biến chứng lại rất nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân thường thấy của căn bệnh này là do rối loạn nồng độ hormone Insulin trong cơ thể hoặc hiện tượng đề kháng Insulin, từ đó giảm hoặc mất khả năng dự trữ đường sau ăn. Lượng đường thừa quá nhiều sẽ khiến thận không tái hấp thu kịp và thải qua nước tiểu gây ra tiểu đường.
Hiện nay, dựa vào nguyên nhân, đặc điểm và diễn tiến của bệnh, đái tháo đường được chia ra làm 3 loại khác nhau:
- Đái tháo đường type 1: hay còn gọi là đái tháo đường thể phụ thuộc Insulin. Đối với type bệnh này, nguyên nhân xuất phát từ tuyến tụy không tiết ra hoặc tiết ra thiếu Insulin, gây rối loạn trong việc dự trữ đường
- Đái tháo đường type 2: hay còn gọi là đái tháo đường thể béo. Đối với type bệnh này, nguyên nhân xuất phát từ hiện tượng không đáp ứng với Insulin của cơ thể. Do đó, dù lượng hormone đạt mức bình thường thì vẫn không đủ khả năng chuyển hóa glucose.
- Đái tháo đường thai kỳ: Type bệnh này xảy ra do sự biến đổi hormone của thai phụ và glucose trong nước tiểu sẽ xuất hiện dưới dạng vết. Thông thường, sau khi sinh các dấu hiệu này sẽ biến mất.
Tác hại và những biến chứng nguy hiểm cần biết về bệnh tiểu đường
Theo thống kê của bộ Y tế, Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc đái tháo đường rất cao, lên đến 4,7% và số người rối loạn dung nạp đường huyết đã chạm đến 10%. Mỗi năm, con số này lại có xu hướng gia tăng, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường đang thực sự trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta cần quan tâm và giải quyết.
Về hậu quả, cũng giống như tính chất của rất nhiều căn bệnh mãn tính khác, tiểu đường không gây ra các tác hại bùng phát mạnh mẽ như các bệnh lý cấp tính mà sẽ âm ỉ và không quá rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng và hậu quả của lần gây bệnh sau thường sẽ rõ ràng và kéo dài hơn những lần trước. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý điểm này để tránh việc tái phát bệnh nhiều lần.
Tuy không gây những tác hại cấp tính nhưng bệnh tiểu đường lại là tiền đề của rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể là cấp tính, bùng phát rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề như hạ đường huyết bất thường, tăng áp lực thẩm thấu hay nhiễm toan ceton… và cũng có thể là những biến chứng mạn tính nghiêm trọng kéo dài, gây khó khăn trong việc điều trị như các biến chứng thần kinh, biến chứng về tim, biến chứng về thận…
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có khả năng trị dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy, hãy chú ý thay đổi giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân để hạn chế và phòng tránh được các hậu quả của bệnh.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường
Với một căn bệnh mãn tính kéo dài như tiểu đường, cách tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh chính là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và tiêu chuẩn. Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt như một người bình thường nếu có các thực đơn hợp lý và đúng khoa học.
Tại sao một chế độ dinh dưỡng khoa học là vô cùng cần thiết?
Khi kiểm soát được chế độ ăn uống của mình cũng như có một thực đơn được xây dựng bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường có thể hạn chế được một số tác hại của bệnh như:
- Đường huyết tăng cao. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần ổn định đường huyết trong máu sau ăn, từ đó hạn chế được các biến chứng cấp nguy hiểm.
- Ngăn ngừa các biến chứng mạn tính liên quan đến thận, tim, thần kinh… Lượng đường tăng cao trong máu quá thường xuyên chính là tiền đề dẫn đến các biến chứng.
- Kiểm soát cân nặng của người bệnh. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thì một chế độ ăn khoa học càng quan trọng, vì cân nặng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh.
- Đối với những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường máu bất thường thì một chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần hạn chế được tình trạng nguy hiểm này.
- Giúp các bệnh nhân tiểu đường hạn chế được các triệu chứng thường thấy như mệt mỏi, đau nhức chân tay… Ngoài ra, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh có đầy đủ năng lượng để duy trì rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng khoa học là gì?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng tiêu chuẩn theo các chuyên gia dinh dưỡng là phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Ăn vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều và phù hợp với nhu cầu hấp thụ của bản thân.
- Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa. Không nên ăn quá nhiều trong một lần mà nên chia nhỏ ra thành các bữa chính là nhiều bữa phụ.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin và chất xơ… Nên ăn các loại đồ ăn chế biến đơn giản như hấp, luộc.
- Hạn chế tối đa việc ăn khuya (sau 8 giờ tối) để tránh trường hợp đường huyết tăng cao trong đêm hoặc sáng sớm có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Ngoài ra, một chế độ ăn hợp lý còn phải tránh những loại thực phẩm có hại đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Cùng ICondom tìm hiểu tiếp về top 5 loại thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường cần tránh.
5 loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn của người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Thực phẩm có GI cao
Hiểu một cách đơn giản, GI chính là chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm bất kỳ. Thực phẩm có GI cao sẽ cung cấp một lượng glucose nhiều hơn cho cơ thể so với các loại thực phẩm có GI thấp. Với những bệnh nhân tiểu đường đã có lượng đường huyết luôn tăng cao thì đây là những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn hàng ngày.
Một số loại thức ăn có chỉ số GI cao bao gồm bánh mì trắng, gạo, mì, khoai tây, bí ngô… và các loại quả như dưa, dứa… Nếu bạn vẫn muốn đưa các loại thực phẩm này vào bữa ăn của mình, hãy kết hợp cùng một số loại thực ăn có chứa chất béo hoặc protein có lợi cho cơ thể, vừa hạn chế tác động cao lên lượng đường trong máu, vừa giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo no, chất béo chuyển hóa là một trong những chất có hại đối với cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường. Việc đưa các loại chất béo không lành mạnh này vào cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi, và còn có khả năng dẫn đến các biến chứng về tim, mạch máu hay huyết áp.
Loại chất béo này thường xuyên xuất hiện trong các loại đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều lần và những thực phẩm chế biến bằng mỡ động vật. Vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường cần tránh việc sử dụng các loại thức ăn này để thức ăn này để hạn chế các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Thức uống pha sẵn
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại nước uống có ga thì hãy nhanh chóng dừng lại, vì đây là thức uống rất có hại đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Loại đường được sử dụng cho các thức uống trên là đường tinh luyện – với nồng độ glucose rất cao có thể dễ dàng làm lượng đường huyết trong cơ thể bị biến đổi bất thường.
Thay vào đó, hãy sử dụng các loại nước ép tươi từ hoa quả để cung cấp thêm vitamin và dưỡng chất cho bản thân, đồng thời tránh những tác hại nguy hiểm của bệnh.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Đồ ăn quá mặn
Nếu bạn thường xuyên ăn mặn, huyết áp trong cơ thể sẽ rất dễ tăng cao, là tiền đề dẫn đến các rối loạn chuyển hóa, trong đó có tiểu đường. Hơn vậy, những bệnh nhân tiểu đường nếu ăn mặn trong thời gian dài còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm liên quan đến huyết áp, thần kinh và tim.
Vì vậy, đừng ăn quá mặn. Thay thế những loại đồ ăn chiên, xào bằng các cách chế biến khác như hấp, luộc, nấu để chế độ ăn của mình trở nên hợp lý và tiêu chuẩn hơn.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Uống rượu
Uống quá nhiều rượu sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Bởi rượu sẽ khiến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể trở nên rối loạn. Ngoài ra, rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận cũng phải hoạt động năng suất hơn để thải loại các chất độc hại có trong rượu ra ngoài, điều này chính là tiền đề của nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan hay suy thận mãn tính.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang điều trị tiểu đường bằng thuốc Insulin thì rượu chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ hạ huyết áp bất thường. Vì vậy, hãy hạn chế ngay loại đồ uống có hại này, thay thế bằng các loại nước khoáng hay nước ép để dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường cần kiêng những gì? Hy vọng những điều này sẽ giúp ích để bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc hạn chế và phòng ngừa các tác hại của bệnh đái tháo đường- căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến đang ngày một phức tạp.
Xem thêm
Be the first to write a comment.