“Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì” có rất nhiều người bệnh thắc mắc và cần được giải đáp để có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sớm hồi phục và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin bệnh tổ đỉa là gì, người bệnh tổ đỉa nên kiêng và nên ăn những loại thực phẩm nào cùng ICondom trong bài viết này.
Tổ đỉa là bệnh gì?
Khái niệm bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một bệnh lý xuất hiện khi da có dấu hiệu bị viêm do nấm gây ra. Lúc này, các mụn nước ngứa có kích thước 1 – 2 mm bắt đầu nổi lên, thường tập trung ở bàn tay và bàn chân. Đây là căn bệnh có khả năng tái phát rất cao, khiến người mắc luôn trong tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đồng thời có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết,…
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt do chúng thường phát bệnh ở bàn tay và bàn chân. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh tổ đỉa có thể kể đến như:
- Xuất hiện mụn nước mọc sâu bên trong da, có cảm giác lợn cợn và rất khó vỡ. Chúng có thể mọc rải rác hoặc liền thành từng mảng lớn.
- Cảm giác ngứa rát, khó chịu. Khi tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại như xà phòng, chất kích thích,… thì tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn.
- Nhiễm trùng da do tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh bất giác gãi, sờ tay vào làm cho mụn nước vỡ ra. Đồng thời gây nhiễm trùng do mụn nước vỡ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
- Hình thành vảy da chết sau khi các mụn nước đã vỡ ra và xẹp vùng viêm.
- Biến dạng móng tay và móng chân do bệnh diễn biến nặng, gây ra tình trạng viêm hạch bạch huyết.
Các triệu chứng trên đây rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác như mụn nước, viêm da dị ứng, giời leo,… Do đó, người bệnh cần hiểu rõ thông tin triệu chứng để tránh tình trạng sai phương pháp điều trị, dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh tổ đỉa khởi phát là do đâu?
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa thường gặp nhất là do yếu tố di truyền hoặc do người bệnh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, dị ứng hóa chất, ăn một số loại thực phẩm, sức đề kháng yếu, tác dụng phụ của thuốc,…
Bệnh tổ đỉa có chữa trị dứt điểm được không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh tổ đỉa có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng tái phát rất cao nên khó điều trị bệnh dứt điểm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể cải thiện bệnh tổ đỉa thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tại sao người mắc bệnh tổ đỉa cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng?
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng mà người bệnh tổ đỉa cần lưu ý kỹ lưỡng. Vì chế độ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh hoặc làm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Hải sản và các loại thực phẩm có mùi tanh
Người bệnh tổ đỉa nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như trứng và hải sản (cá, tôm, cua,) vì rất dễ dẫn đến việc cơ thể có phản ứng quá mẫn và tình trạng bệnh tổ đỉa tiến triển nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là vì trong các loại thực phẩm có mùi tanh chứa nhiều “protein lạ”. Do đó, người bệnh nên cân nhắc loại thực phẩm này hoặc tốt nhất là kiêng hẳn trong thời gian điều trị bệnh.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Các món ăn chế biến từ nhộng tằm
Tuy nhộng tằm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thường được dùng để tẩm bổ sức khỏe nhưng đối với người bệnh tổ đỉa thì loại thực phẩm này chứa quá nhiều chất đạm. Người bệnh tổ đỉa tuyệt đối không nên ăn loại thực phẩm này vì có thể gặp các tình trạng kích ứng da và khiến các mụn nước phát ngứa nghiêm trọng hơn.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Thực phẩm giàu đạm gồm thịt chó, thịt gà và da gà
Thịt chó và thịt gà chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với các loại thực phẩm khác, tương tự như nhộng tằm. Do đó, người bệnh tổ đỉa ăn thịt chó và thịt gà sẽ rất dễ bị ngứa ngáy toàn thân, nổi mẩn đỏ hoặc thậm chí gặp phản ứng viêm nhiễm nặng hơn. Bởi khi này, hệ miễn dịch đã bị kích thích hoạt động. Có thể thấy, phản ứng này sẽ tác động tiêu cực đến quá trình điều trị của người bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Salicylates trong thực phẩm
Salicylates là thành phần dinh dưỡng tự nhiên có trong một số loại hạt, rau xanh, trái cây và gia vị. Tưởng chừng như thành phần dinh dưỡng này sẽ tốt cho người bệnh nhưng salicylates có khả năng gây ra phản ứng viêm, dị ứng rất cao. Những trường hợp người mắc bệnh viêm da mãn tính thì salicylates còn dẫn đến nguy cơ kích thích dị ứng bùng phát trở lại.
Khi cơ thể người bệnh tổ đỉa tiếp xúc với salicylates sẽ có thể gặp biểu hiện dị ứng như: nổi mề đay, trào ngược dạ dày, mất ngủ kéo dài, bụng đầy hơi, da ngứa ngáy hoặc thậm chí bệnh chàm tổ đỉa cũng sẽ khởi phát.
Hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày đều có chứa salicylates nên rất khó để có thể kiêng salicylates hoàn toàn. Do đó, người bệnh tổ đỉa cũng nên tham khảo các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chế độ kiêng salicylates. Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao salicylates mà người bệnh tổ đỉa nên tham khảo để tránh là:
- Các loại trái cây: kiwi, lựu, bơ, mận, táo, nho,…
- Các loại hạt: đậu phộng, hạt thông,…
- Các loại rau củ quả: rau diếp xanh, măng tây, dưa leo, khoai lang,…
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Chất gluten trong lúa mì, lúa mạch
Bên cạnh salicylates thì gluten cũng là chất dinh dưỡng tự nhiên nằm trong top các loại thực phẩm mà người bệnh tổ đỉa không nên ăn. Gluten thực chất là một loại protein thường có trong các loại lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc tổng hợp, một số loại bánh quy,… Sở dĩ gluten có thể kích thích các phản ứng dị ứng trong cơ thể người bệnh là vì chúng có khả năng làm suy giảm hàng rào bảo vệ của thành ruột, từ đó giải phóng các thành phần tồn tại ở đây di chuyển trực tiếp vào máu.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành
Đậu nành không là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh tổ đỉa, đặc biệt là người vốn có cơ địa mẫn cảm. Bởi vì đậu nành có khả năng cao làm bùng phát các triệu chứng dị ứng ngoài da. Do đó, người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm này nếu đang mắc bệnh tổ đỉa hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa, dị ứng,…
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Các loại cua, đặc biệt là cua đồng
Cua đồng được xem là nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao thường được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, với tình trạng cơ thể có thể bùng phát dị ứng bất cứ lúc nào của người bệnh tổ đỉa thì cua đồng không là nhóm thực phẩm được khuyến khích ăn. Do cua đồng sống chủ yếu khu vực ẩm thấp như đầm lầy, bùn,… nên khả năng trong cơ thể chúng có chứa nhiều hóa chất độc hại là rất cao.
Người bệnh có thể gặp các biểu hiện nhẹ sau khi ăn cua đồng như: phát ban sởi, ngứa ngáy ngoài da. Còn biểu hiện nặng hơn có thể là suy hô hấp, co thắt khí quản và phế quản dẫn đến tử vong.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Thực phẩm nhiều đường, chất béo hoặc nhiều gia vị cay nóng
Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo hoặc nhiều gia vị gây tác động xấu đến cơ thể của người bệnh tổ đỉa hoặc thậm chí rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa, dẫn đến kích thích các phản ứng gây viêm nhiễm, dị ứng,… Do đó, người bệnh tổ đỉa có thể thay thế đường tinh luyện bằng đường tự nhiên từ trái cây, mật ong,… và chất béo từ thực vật thay vì động vật.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Các chất kích thích có hại cho sức khỏe
Người bệnh tổ đỉa nên kiêng hoàn toàn việc sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia và cà phê thì chúng là tác nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, gan và phổi. Bên cạnh đó, chất kích thích còn có khả năng phá vỡ tế bào Mast với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine, leukotrienes. Đồng thời gây nên tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
Người bị bệnh tổ đỉa nên bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm nào?
Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng khem trong quá trình điều trị, người bệnh tổ đỉa cũng nên chú ý bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với thực phẩm có lợi. Điều này giúp giảm các phản ứng viêm, thúc đẩy quá trình làm lành và phục hồi tổn thương da. Có thể kể đến một số loại thực phẩm như:
Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh và trái cây tươi là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, nhất là người bệnh tổ đỉa. Việc tăng cường vitamin từ rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cơ địa bớt nóng, cải thiện các biểu hiện ngứa ngáy, đau rát. Một số các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin mà người bệnh tổ đỉa có thể tham khảo, bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin A giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống viêm: khoai lang, cà rốt, các loại lá có màu xanh thẫm, đu đủ,…
- Thực phẩm giàu vitamin B tăng khả năng tái tạo da sau tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra: chuối, bơ, bí ngô, các loại cây họ đậu,…
- Thực phẩm giàu vitamin C tăng độ đàn hồi và khả năng phục hồi da, cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo: trái cây họ cam quýt, ối, dâu tây, dứa, chanh,…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Người bệnh tổ đỉa nên bổ sung nhóm các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm để cải thiện khả năng tái tạo mô của cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Người bệnh tổ đỉa có thể tham khảo sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, súp lơ xanh, thịt lợn,… vì chúng chứa nhiều kẽm.
Thực phẩm chứa men vi sinh
Men vi sinh và lợi khuẩn có trong sữa chua không đường, phomat lên men,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình đào thải histamin từ thức ăn. Do đó, chúng có khả năng giảm bớt các biểu hiện ngứa ngáy, ngăn chặn phản ứng viêm và dị ứng.
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước luôn là thói quen tốt để giúp cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước, giảm sức đề kháng của da. Người bệnh tổ đỉa nên uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày và nên chia nhỏ thành từng cốc trong mỗi lần uống, tránh uống quá nhiều nước trong 1 lần sẽ dễ dẫn đến chứng ngộ độc nước.
Bên cạnh đó, thể trạng khi uống đủ nước sẽ bớt cảm giác ngứa ngáy hơn do được thanh lọc và hỗ trợ thải độc tố ra bên ngoài, đồng thời cũng góp phần ngăn ngừa sự khởi phát của một số bệnh lý về da khác.
Người bệnh tổ đỉa nên tuân thủ nguyên tắc gì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt?
Bên cạnh việc lựa chọn nhóm thực phẩm phù hợp thì người bệnh tổ đỉa cũng nên tham khảo một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, cụ thể:
- Không nên bỏ bữa sáng và lưu ý ăn đủ bữa, đúng giờ.
- Không nên kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
- Vệ sinh da sạch sẽ và hạn chế sờ hoặc gãi lên các mụn nước để tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội đầu, nước rửa chén,… hoặc hóa chất có trong xăng, mỹ phẩm, nước hoa,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì người bệnh nên đeo khẩu trang, găng tay, quần áo dày, mang ủng.
- Cơ địa da khô nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dưỡng ẩm da với các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính.
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất thì người bệnh nên tham khảo thông tin bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì trong bài viết trên từ ICondom để có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh tổ đỉa. Việc kiêng khem và giữ gìn vệ sinh đúng cách cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị và hồi phục sau khi mắc bệnh. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa cũng như một số lưu ý về các loại thực phẩm phù hợp nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.