5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều chị em khi bị ợ hơi, ợ chua gây cảm giác buồn nôn thường nghi ngờ mình có thai. Liệu rằng điều này có đúng không? trên thực tế ợ hơi có phải dấu hiệu mang thai không? Chị em sẽ tìm thấy câu trả lời qua bài viết dưới đây của ICondom

Ợ hơi có phải dấu hiệu mang thai?

Bình thường, khi ăn, cơ thực quản giãn ra, thức ăn mang theo hơi đi xuống dạ dày. Tại dạ dày, ruột sẽ tiến hành quá trình tiêu hóa thức ăn và đẩy hơi ra ngoài hậu môn. Nhưng vì một lý do nào đó, cơ thắt giữa thực quản và dạ dày bị giãn khiến hơi từ dạ dày ợ lên cổ họng gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua.

Ợ chua là hiện tượng axit dịch vị có trong dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện quá nhiều lần trong ngày thì khả năng cao bạn đang mắc phải một trong các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

Khi mang thai, nội tiết tăng cao làm khiến cơ thắt thực quản – dạ dày giãn ra nên mẹ bầu hay bị ợ nóng. Do đó nhiều chị em khi thấy mình bị ợ hơi thì nghĩ rằng mình đã có thai. Thực chất, ợ hơi không được coi là một dấu hiệu mang thai mà là một triệu chứng về bệnh tiêu hóa. Có thể bạn đã mắc bệnh liên quan tới dạ dày, thực quản khiến các cơ thắt này bị giãn như: trào ngược thực quản, viêm dạ dày, viêm túi mật,….

Bên cạnh chứng ợ hơi, trướng hơi ở vùng thượng vị cũng là một dấu hiệu thường thấy mà chị em hay nhầm lẫn là mình có thai. Thực tế, trướng hơi thường là do bạn nuốt phải hơi trong bữa ăn, vừa ăn vừa uống nước hoặc khi nhai kẹo, hút thuốc, nhiều hơi theo thực quản xuống dạ dày gây ra chứng đầy hơi. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, bạn nên đi khám để kiểm tra tình hình sức khỏe của mình.

vicare.vn-o-chua-co-phai-dau-hieu-mang-thai-body-1

Nguyên nhân gây ợ chua, ợ hơi

  • Nhai kẹo cao su, hút thuốc, uống rượu bia,… kích thích tuyến nước bọt, làm tăng lượng hơi nuốt tăng, sinh ra ợ hơi ợ chua.
  • Tâm trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi làm giãn cơ thực quản trên, áp suất lồng ngực giảm xuống, và hơi bị kéo vào thực quản, dạ dày.
  • Mắc các bệnh về viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật,…
  • Người có tiền sử phẫu thuật thực quản cũng có nguy cơ cao bị ợ hơi ợ chua.
  • Do thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường ăn khuya hay ăn quá no, ăn nhanh, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn ướp lạnh,…

Nên làm gì khi ợ chua, ợ hơi?

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: ợ chua có phải là dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là không phải. Đây là dấu hiệu bạn mắc phải một rối loạn tiêu hóa nào đó.

Các biện pháp khắc phục đơn giản khi bị ợ chua:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, chọn lựa thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ
  • Ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế đùa giỡn khi ăn
  • Nếu tình trạng ợ chua không giảm có thể uống thêm trà gừng hoặc nghệ và mật ong sau mỗi bữa ăn, dùng liên tục trong 1-2 tháng sẽ thấy giảm.

Dấu hiệu nhận biết có thai

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ gợi ý chính xác về thai kỳ hơn là triệu chứng ợ chua, ợ hơi. Chị em cần “lắng nghe” những thay đổi trong cơ thể mình kỹ càng để nhận biết.

Vòng một nhạy cảm bất thường

Vòng ngực là bộ phận quan trọng đảm bảo vai trò tiết sữa – cũng bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Vòng một to hơn, đau tức hay sưng ngứa ngáy, núm dần sẫm màu hơn do hormone thai kỳ tăng cao. Dấu hiệu mang thai này ngày càng rõ rệt trong những tháng tiếp theo, kèm theo đó là hiện tượng rạn da ở vùng ngực, thấy nóng ran xung quanh nhũ hoa.

Triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai xuất hiện ở 80% người phụ nữ mang thai, thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 7 – 15 ngày và hết sau khi thai khoảng 3 tháng tuổi. Mẹ bầu thường có biểu hiện buồn nôn, khó chịu khi ngửi mùi nồng, chán ăn hoặc ngược lại thèm ăn “điên cuồng” một món nào đó.

Tùy cơ địa từng người khác nhau mà triệu chứng ốm nghén sẽ dữ dội hay nhẹ nhàng, các triệu chứng chung nổi bật thường: nôn ói, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thèm ăn đồ chua hay ngọt

vicare.vn-o-chua-co-phai-dau-hieu-mang-thai-body-2

Có đốm máu ở quần chíp

Hiện tượng này được gọi là ra máu báo thai, xuất hiện khoảng vào ngày 7 – 10 sau khi trứng thụ tinh. Nguyên nhân là do sau khi trứng thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển về tử cung làm tổ, trong lúc cấy tế bào vào niêm mạc tử cung để tạo nhau có thể gây một vài vết thương nhỏ, dẫn đến chảy máu. Nhiều chị em thường nhầm đó là máu kinh nhưng thật ra là hoàn toàn khác nhau, trong khi máu báo màu hồng và chỉ có vài đốm nhỏ trong vòng 1 -2 ngày thì máu kinh màu đỏ đen và ra liên tục từ 3 – 7 ngày. Dấu hiệu mang thai này xuất hiện ở khoảng 30% phụ nữ mang thai

Tâm trạng dễ thay đổi

Hormone thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, chị em thường thấy khó chịu với mọi thứ, hay suy nghĩ, cằn nhằn và rất khó kiểm soát cảm xúc bản thân. Thai phụ thường xuyên thấy bồn chồn, lo lắng, cáu gắt và áp lực nhiều hơn.

Đau lưng, chuột rút

Tử cung lớn hơn trong khi mang thai sẽ tạo áp lực lên lưng và chân làm cho các dây chằng vùng lưng và chân bắt đầu co giãn dần, tạo cảm giác đau mỏi vùng lưng, dọc thắt lưng và bị chuột rút ở chân.

Chậm kinh

Nếu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo đến trễ hơn 5 – 7 ngày, thì bạn nên sử dụng que thử thai để biết chính xác. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý rằng các vấn đề về tinh thần căng thẳng, mệt mỏi quá sức cũng là nguyên nhân chậm kinh.

Đi tiêu, đi tiểu nhiều

Nguyên nhân của biểu hiện này là do tử cung lớn hơn trong lúc mang thai gây chèn ép bàng quang và khiến chị em thấy buồn tiểu nhiều hơn bình thường.