Rate this post

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường lên cơn sốt và ốm vặt. Đây là hiện tượng thông thường, có thể thấy ở bất kỳ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ bỉm sữa lầm tưởng trẻ sốt bệnh là sốt mọc răng, dẫn đến sai phương pháp trị liệu. Vậy là cách nào để phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt bệnh?

Những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường mọc răng sữa ở thời điểm 6 đến tháng tuổi. Đến khoảng 2 tuổi, hàm răng sữa ở trẻ sẽ được hoàn thiện. Trẻ bắt đầu thay  răng khi bước sang giai đoạn từ 5 đến 12 tuổi. Khi ấy, răng sữa yếu ớt sẽ được thay bằng răng cứng cáp ở người trưởng thành.

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hướng, chiều và vị trí của răng trưởng thành. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên, trẻ sẽ có biểu hiện sốt vặt. Dân gian gọi hiện tượng này là sốt mọc răng, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ cần có phương pháp chăm sóc đúng cách, tránh hiện tượng viêm thân răng, dẫn tới viêm lợi, gây sưng tấy, đau nhức, ảnh hưởng đến hàm răng trẻ.

Khi trẻ sốt mọc răng thường có những biểu hiện rõ rệt. Chúng chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, vô thức làm hành động nhai thức ăn. Chúng thường đưa bất cứ thứ gì có thể vào miệng cắn, do răng mọc lên gây ngứa nướu khiến trẻ khó chịu. 

Ở thời điểm này, trẻ không muốn bú sữa, biếng ăn, ngủ ít đi và hay quấy khóc mẹ. Chúng cau có, khó chịu, không còn hoạt bát, năng động như mọi lần nữa. Hiện tượng mọc răng có thể kéo theo ho hoặc phát ban ở trẻ.

Mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng bé thật sạch sẽ. Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ thấy vùng nưới bé nứt nhẹ cho phần răng trắng sữa nhú ra. Trẻ dễ bị đi ngoài, rối loại tiêu hóa, sụt cân trong giai đoạn này. Mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để nhận lời khuyên từ chuyên gia.

Sốt mọc răng khác với sốt bệnh lý ở trẻ như thế nào?

Ở trẻ, do sức đề kháng còn yếu nên trẻ dễ mắc bệnh do vi khuẩn, ví rút gây nên. Cơ chế hệ miễn dịch ở trẻ sẽ khiến chúng sốt sốt bệnh.

Tuy nhiên, hiện tượng sốt mọc răng vô cùng thường gặp ở trẻ. Đây không phải là bệnh lý gì đáng nghiêm trọng. 

Thông thường, nhiệt độ cơ thể cả ở người lớn và trẻ nhỏ đều dao động từ 36,5 độ đến 37,5 độ C. Khi mức thân nhiệt vượt quá con số cho phép, tức trẻ đang bị sốt. Khi ấy, các mẹ bỉm sữa cần đặc biệt quan tâm, sát sao theo dõi hiện trạng của trẻ để chuẩn đoán nguyên nhân. 

Dưới đây là bảng phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt bệnh, các mẹ có thể tham khảo để chữa đúng bệnh cho bé.

Sốt mọc răngSốt bệnh
Dấu hiệu nhận biếtGiai đoạn 3 đến 5 ngày: Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ít ngủ, luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.Nhìn kỹ trong miệng trẻ sẽ thấy nướu bị sưng đỏ. Trẻ muốn cắn bất cứ thứ gì có thể cho vào miệng như ngón tay, đồ chơi.Trẻ có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng do tình trạng biếng ăn.Giai đoạn 8 ngày:Trong thời kỳ bé 8- 8 tháng tuổi, bạn sẽ nhìn thấy hai chiếc răng cửa nhú lên.Khi bé đã lên 1 tuổi, bạn sẽ thấy bé bắt đầu mọc răng hàm.Bé sốt trên 39 độ C.Cơ thể bé xuất hiện nhiều hiện tượng lạ, nổi ban, sưng đỏ,…Trẻ bị ho, sổ mũi, buồn nôn, tiêu chảy, đi tiểu thất thường,…Những trường hợp khác không có trong dấu hiệu nhận biết mọc răng.
Nguyên nhânDo vùng nướu sưng tấy rồi nứt ra để răng sữa nhú lên, nên trẻ thường đau đớn và quấy khóc.Giai đoạn răng nhú khiến vùng nướu ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ vô thức muốn cắn bất cứ thứ gì có thể cho vào miệng.Nếu không bảo vệ bé tốt, vùng nướu có thể bị nhiễm trùng khiến trẻ bị sút cân.Do sức đề kháng của trẻ con yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng của tác động môi trường, ăn uống,..
Phương pháp điều trịMẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm giúp bé trấn tĩnh hơn. Tạo những điều mới mẻ giúp bé quên đi cơn đau và đỡ quấy khóc.Nhú răng gây cảm giác ngứa. Bé vô thức thích ngậm đồ. Mẹ nên cho bé ngậm núm ti lạnh giúp bé đỡ khó chịu.Mẹ sử dụng một chiếc khăn vải bông sạch cho vào tủ lạnh. Sử dụng chườm cho bé khi đã đông cứng, giúp bé quên đi phần nào cơn đau. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo vệ sinh bởi sức đề kháng bé lúc này rất yếu. Nên bảo vệ trong chiếc hộp nhựa sạch là tốt nhất.Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để nhận được sự tư vấn của chuyên gia.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự khéo léo và hiểu biết ở người mẹ. Bởi sức đề kháng lúc này ở trẻ rất yếu, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân gây bệnh bên ngoài. Mẹ cần tỉnh táo để có phương hướng chăm sóc và trị liệu cho trẻ hợp lý nhất.

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện nhi uy tín hỗ trợ các mẹ bỉm sữa trong quá trình chăm sóc bé. Những bệnh viện quen thuộc không thể không kể đến như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, Bệnh viện nhi đồng 1 – 2,…

Các mẹ có thể đến những cơ sở bệnh viện uy tín này gần nơi cư trú nhất để kịp thời theo dõi tình trạng bé. Với đội ngũ y- bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, tâm huyết với nghề, đảm bảo nỗi lo nơi mẹ sẽ được giải quyết. 

Nên ăn gì trong thời điểm trẻ mọc răng?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng vô cùng quan trọng. Sốt mọc răng khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu và lười ăn uống. Sức khỏe và cân nặng không đảm bảo có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi vậy, các mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa bố mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, để nguội và ít gia vị. Đặc biệt, uống nhiều nước giúp trẻ bù điện giải cho cơ thể. Những món dễ tiêu như súp, cháo,… kết hợp đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh, thịt là sự lựa chọn tuyệt vời các mẹ cần lưu tâm. Đừng quên bổ sung canxi giúp răng mau lớn và chắc khỏe trong cá, tôm, các loại hải sản,… nhé. 

Bữa ăn nhẹ để bổ sung vitamin cho trẻ vẫn là sữa, nước trái cây ép từ những loại quả sạch, ít chất bảo quản như cam, dâu, kiwi,… Kẽm và salem cũng vô cùng quan trọng và cần thiết nên có trong thực đơn, giúp trẻ kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng.

Thật sự khó khăn để phân biệt trẻ bị sốt mọc răng với sốt bệnh, nhất là với những bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa ngay khi bé có dấu hiệu bất thường, tránh chữa sai phương pháp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.