Sẹo rỗ ở mũi là một loại sẹo khá phổ biến, có hình dạng lõm, kích thước nhỏ, đáy sẹo sâu nhọn, hình dạng không đều. Các nốt sẹo rỗ này không gây đau, khó chịu nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới tâm lý người mắc. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, phải làm sao nếu có các nốt sẹo này?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sẹo rỗ ở mũi tuy nhiên về cơ bản, tình trạng này xuất hiện do các tổn thương sau khi bị mụn. Cụ thể:
Mụn trứng cá
Mụn là nơi tập trung nhiều bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn,… nhất là khi có các tác nhân từ môi trường như thời tiết thay đổi, ô nhiễm, khói bụi… Mũi là khu vực dễ bám bụi và tiết dầu nhờn nên thường xuất hiện nhiều loại mụn. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, các nốt mụn trên mũi sẽ để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ.
Do nặn mụn sai cách
Việc nặn mụn, cạy mụn không đúng cách khiến các sợi collagen và elastin trên da bị đứt gãy. Trong thời gian ngắn, nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra những vết sẹo rỗ trên da.
Dùng mỹ phẩm sai cách
Sử dụng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sử dụng sai cách… là những nguyên nhân gây ra mụn. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, tình trạng mụn sẽ nghiêm trọng hơn và để lại sẹo rỗ ở mũi.
Do bệnh thuỷ đậu
Thuỷ đậu gây ra tình trạng viêm đỏ, bọng nước trên da. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra sẹo rỗ.
Sẹo rỗ ở mũi có tự khỏi không?
Đây là câu hỏi được đông đảo người bệnh quan tâm, nhất là các bạn trẻ. Thực tế, các nốt sẹo rỗ là dạng tổn thương vĩnh viễn, nằm sâu dưới da vì thế chúng không có khả năng tự khỏi. Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng này là cắt hoàn toàn chân sẹo dưới da. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi bị sẹo rỗ ở mũi bởi hiện nay có nhiều phương pháp giúp chữa lành với hiệu quả lên tới 90%.
Hơn nữa, nếu áp dụng các biện pháp chữa trị sớm, khi chân sẹo còn yếu, chưa hình thành xơ cứng, quá trình đẩy lùi sẹo sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu để lâu, khi vết sẹo đã xơ cứng, cấu trúc chân sẹo đã hoàn thiện và gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Trị sẹo rỗ ở mũi thế nào hiệu quả?
Đa số các phương pháp đẩy lùi tình trạng sẹo rỗ ở mũi hiện nay đều dễ thực hiện, an toàn, lành tính. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp như sau:
Sử dụng mặt nạ vitamin E
Dùng mặt nạ vitamin E là một trong những cách xóa mờ sẹo rỗ, phục hồi bề mặt làn da hiệu quả. Vitamin E còn là thành phần có khả năng chống oxy hóa, kích thích sản sinh collagen từ đó mang tới sự đàn hồi, mịn màng của làn da và giúp da khoẻ mạnh.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da dưới mũi với sữa rửa mặt.
- Sử dụng một viên vitamin E rồi thoa đều tinh chất lên vùng mũi.
- Chờ khoảng 20 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da rồi thoa thêm một lần nữa và chờ tiếp 20 phút.
- Rửa mặt lại với nước ấm.
- Mỗi ngày thực hiện phương pháp này sẽ giúp bạn đẩy lùi sẹo rỗ, dưỡng ẩm da và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Dùng nghệ và sữa chua trị sẹo rỗ ở mũi
Trong nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin, là thành phần có tác dụng trị sẹo rỗ, sẹo thâm, chống oxy hóa rất tốt. Sử dụng nguyên liệu này cũng giúp bạn ức chế hắc tố melanin, kháng khuẩn, giảm sưng và tăng sinh collagen hiệu quả.
Cách thực hiện
- Rửa sạch vùng da có sẹo rỗ.
- Dùng 1 thìa bột nghệ trộn đều với 2 thìa sẽ chua không đường.
- Thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị sẹo rồi chờ trong khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm.
- Mỗi tuần thực hiện đắp mặt nạ nghệ và sữa chua 3-4 lần, thực hiện liên tục 2 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Dùng hỗn hợp hành tây và chanh tươi
Đây là phương pháp rât hiệu quả với những ai sở hữu làn da dầu. Hành tây có khả năng giảm tiết dầu nhờn còn chanh tươi có thể loại bỏ tế bào chết, kích thích tái tạo tế bào da chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Điều này rất có lợi trong việc lấp đầy các lỗ sẹo rỗ.
Cách thực hiện
- Làm sạch vùng da có sẹo rỗ.
- Sử dụng nước cốt chanh trộn đều với nước cốt hành tây.
- Dùng tăm bông thấm hỗn hợp nước cốt đã chuẩn bị rồi thoa đều lên vết sẹo và đợi khoảng 20 phút.
- Nên kiên trì thực hiện việc này 3 lần/tuần để mang lại kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc sẹo rỗ ở mũi
Mỗi loại sẹo cần có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, sẹo rỗ ở mũi cũng vậy. Để mang tới hiệu quả tốt nhất, khi chăm sóc sẹo rỗ ở mũi bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
Không tự ý nặn mụn: Việc nặn mụn bằng tay hoặc các dụng cụ cần được thực hiện đúng cách, đảm bảo dụng cụ được khử trùng, tay sạch sẽ nếu không vi khuẩn có thể xâm nhập qua da và khiến tình trạng mụn của bạn trầm trọng hơn. Đối với các trường hợp mụn bọc, mụn viêm sưng đỏ, bạn không được nặn bởi dịch mụn khi vỡ có thể khiến mụn lây lan sang các khu vực khác và khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, dễ để lại sẹo. Thăm khám khi bị nổi mụn nặng: Nếu bị mụn dạng nặng, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp, tránh để mụn nặng quá lâu khiến viêm sâu vào trong da và gây sẹo rỗ.
Không tự ý sử dụng thuốc bôi: Có nhiều loại thuốc trị mụn, kem bôi mụn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa liên hệ với bác sĩ bởi nếu sử dụng không đúng cách hay mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, tình trạng mụn của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn và để lại sẹo rỗ.
Thực hiện ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống có tác động lớn tới quá trình trị mụn. Bạn nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa vitamin C, A, trái cây,… Ngoài ra, không quên uống đủ nước và hạn chế độ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để thanh lọc cơ thể.
Sẹo rỗ ở mũi là tình trạng không ít người mắc phải. Dù không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, tâm lý người bệnh. Do đó, để ngăn tình trạng này, bạn cần có giải pháp điều trị mụn đúng cách ngay khi các nốt mụn xuất hiện. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với bản thân.
Xem thêm
Be the first to write a comment.