5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 khá phổ biến, chúng xuất hiện và gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống lưng L4 L4 và điều trị hiệu quả hãy theo dõi nội dung dưới đây của ICondom nhé!

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là gì?

Cột sống của con người được chia ra làm nhiều đốt, chúng liên kết với nhau tạo thành những mắt xích giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Đốt sống lưng L4 L5 là những đốt xương nằm ở vị trí thấp nhất trên cột sống thắt lưng, chúng liên kết với các khớp, các đĩa đệm cùng hệ thống dây thần kinh và các mô mềm giúp nắm giữ hàng loạt chức năng cho phép cột sống chuyển động theo nhiều hướng.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 xảy ra khi hai đốt sống L4 L5 của cột sống bị suy giảm chức năng, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm cọ xát vào nhau. Từ đó dẫn đến các triệu chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Đau vùng thắt lưng: Thời gian đầu cơn đau xuất hiện ít, đôi khi chỉ thoáng qua, diễn ra ngắt quãng nhưng càng về sau cơn đau sẽ càng xuất hiện nhiều hơn và tập trung nhiều ở vùng thắt lưng. Lâu dần đốt sống L4 L5 bị lệch ra khỏi cột sống nhiều hơn làm chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra các cơn đau ở vùng chân, khiến người bệnh đi lại, vận động khó khăn.
  • Bị tê bì và ngứa dọc sống lưng: Nguyên nhân là do đốt sống L4 L5 bị thoái hóa làm chèn ép lên các dây thần kinh từ đó gây ra cảm giác ngứa ngáy và tê bì.

Đau thần kinh tọa: khi bị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5, đĩa đệm cũng bị thoát vị khiến hai đốt sống cọ vào nhau, chèn ép lên các dây thần kinh gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm, các cơn đau sẽ lan dần ra vùng hông và xuống đùi khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, thậm chí không thể đứng thẳng hay đi lại được và các cơn đau sẽ ngày càng mạnh hơn.

Vận động, đi lại khó khăn: Sau 1 khoảng thời gian phát bệnh mà không có biện pháp điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng khiến khả năng vận động và đi lại của người mắc phải sẽ ngày càng hạn chế. Ngoài ra, các động tác như gập và cúi người cũng không được diễn ra thuận lợi.

Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa đốt sống lưng L4 L5?

Những thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng vô tình ảnh hưởng đến đốt sống lưng L4 L5 mà bạn không hay biết, thời gian lâu dài khiến chúng dễ bị thoái hóa như:

  • Thừa cân, béo phì: Cột sống là nơi gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó khi cân nặng tăng lên đồng nghĩa với việc các đốt sống phải “gồng mình” gánh chịu. Điều này khiến các đốt xương chịu áp lực quá mức trong thời gian dài dễ bị thoái hóa.
  • Mặt khác nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 đôi khi cũng do người bệnh ăn uống thiếu chất, nguồn dinh dưỡng không đủ để cung cấp tái tạo và củng cố hệ thống xương khớp. Việc có một chế độ ăn uống không khoa học như ăn khuya, thường xuyên bỏ bữa, hay ăn các loại thức ăn nhanh… cũng làm tăng yếu tố nguy cơ.
  • Do ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu khi làm việc, đây đều là một trong những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5… Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, người lái xe đường dài…
  • Làm việc nặng, khuân vác vật nặng quá sức hàng ngày và thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến các đốt sống lưng L4 L5 bị thoái hóa. Vì các đốt sống này phải chịu nhiều sức ép từ khối lượng công việc lớn và liên tục.
  • Tuổi cao là một nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5, do lúc này cơ thể không còn đủ sức để cung cấp lượng canxi và các dưỡng chất cần thiết để tái tạo xương sụn, từ đó rất dễ thoái hóa cột sống.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có nguy hiểm không?

Đốt sống L4 L5 nằm ở vị trí gần cuối của cột sống lưng có nhiệm vụ chính là nâng đỡ cơ thể, giúp cho toàn thân trên được đứng thẳng và dễ dàng chuyển động. Vì vậy, dù chỉ là những tổn thương rất nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Thoái hóa đốt sống L4 L5 nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng cột sống: Thoái hóa đốt sống L4 L5 có thể làm cong vẹo, biến dạng cột sống, làm cho khả năng di chuyển bị hạn chế và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.
  • Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa là biến chứng hay gặp của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Nguyên nhân là do các gai xương được tạo thành tại vị trí L4 L5 phát triển chèn lên dây thần kinh tọa, gây ngứa ngáy và tê bì kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Tàn phế, bại liệt: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm và đáng sợ nhất đối với người bị thoái hóa đốt sống L4 L5. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và có thể gây tê liệt chân tay, mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Thoát vị đĩa đệm: Một khi các đốt sống lưng bị suy giảm chức năng và yếu đi sẽ làm đĩa đệm chịu nhiều áp lực hơn bình thường, khiến cơ quan này mất độ đàn hồi, nứt/rách và chảy dịch nhầy ra bên ngoài.
  • Mất ngủ: Bệnh nhân bị đau nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi, dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.

Hướng điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau dạng uống hoặc dạng tiêm để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa, thuốc uống giúp giãn cơ hoặc thuốc tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đặc biệt.

Thông thường các loại thuốc điều trị thoái hóa đốt sống lưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Phù nề, tích nước, đau dạ dày và những biến chứng về xương khớp như mòn sụn, cứng khớp nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách trong thời gian dài. Do đó, hãy chắc chắn rằng các loại thuốc bạn đang dùng đều là chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không nên tự ý tăng liều, đổi thuốc…

Vật lý trị liệu

Châm cứu, xoa bóp, kích thích điện, chiếu tia hồng ngoại, bài tập kéo giãn cột sống… là các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5. Liệu pháp giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, cải thiện khả năng vận động và giúp ngăn chặn, giảm thiểu được các biến chứng như teo cơ, liệt chi do bệnh gây ra một cách hiệu quả.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như thể chất của người bệnh mà các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thiết kế riêng cho mỗi người bài tập phù hợp. Vì vậy, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín cùng các bác sĩ chuyên khoa trong ngành để thực hiện các phương pháp trị liệu một cách chính xác nhất.

Phẫu thuật

Có thể nói, phẫu thuật là cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả và mức độ tổn thương của cột sống đang ở mức nghiêm trọng. Khi đó, bác sĩ buộc phải áp dụng biện pháp phẫu thuật để giảm áp lực, phòng ngừa biến chứng teo cơ, bại liệt. Các thủ thuật được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể kể đến như:

  • Cắt bỏ gai xương.
  • Loại bỏ khối dịch nhầy thoát vị.
  • Ổn định lại cấu trúc cột sống.
  • Thay đốt sống nhân tạo.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo.

Hy vọng qua bài viết từ ICondom cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có nguy hiểm không” và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bản thân. Chúc bạn sớm khỏe mạnh và sống vui vẻ nhé!

Xem thêm