Bệnh thoái hóa khớp gối khiến sức khỏe con người suy giảm và làm cho cuộc sống con người gặp nhiều bất tiện. Hiện nay, “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” đang là vấn đề đáng báo động. Bởi số lượng người trẻ mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Vậy, nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người trẻ là do đâu? Ở người trẻ, căn bệnh này có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn tìm hiểu qua các thông tin được chia sẻ sau đây nhé.
Vấn đề thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp mà trước đây chỉ xuất hiện ở người già với độ tuổi trên 55. Nhưng hiện nay “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” ngày càng nhiều hơn với mức độ dáng cảnh báo. Độ tuổi có thể mắc phải bệnh thoái hóa khớp gối có thể là 40 tuổi hoặc thậm chí là người chỉ mới 30 tuổi.
Khi bị mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vị trí khớp gối với mức độ ngày càng nặng hơn. Đến khi bệnh diễn biến nặng, mỗi khi vận động hay di chuyển đều sẽ khiến cho người bệnh đau đớn hơn. Bệnh không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngay cả trong sinh hoạt và công việc hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở bên trên, căn bệnh này thường xảy ra ở người già. Nên những người trẻ tuổi sẽ rất chủ quan với căn bệnh này. Đến khi phát hiện bệnh thì thường đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó cần phải nhận biết được tình trạng bệnh sớm để có thể chữa trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị bệnh thoái hóa khớp gối. Những nguyên nhân phổ biến là:
- Ít vận động: Một thực tế hiện nay là giới trẻ rất lười vận động, nhất là với những người làm việc văn phòng. Đây là lý do khớp gối bị thoái hóa dần đi.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Do tính chất công việc cùng thói quen thích sử dụng đồ ăn nhanh mà không biết rằng thực phẩm này rất hại. Bởi đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo, vừa không cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa dễ tăng cân. Cân nặng quá mức sẽ khiến khớp gối chịu nhiều tải trọng hơn, lâu dần lớp sụn khớp bị mài mòn gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối.
- Người từng bị chấn thương: Nhiều người bị chấn thương gối trong quá trình chơi thể thao sẽ ảnh hưởng đến lớp sụn khớp và các dây thần kinh. Mặt khác, nếu chấn thương không được điều trị dứt điểm sẽ dễ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Làm sao để nhận biết người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp gối?
Dấu hiệu chung của bệnh “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” là thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng khớp gối và có tiếng kêu khi hoạt động. Tuy nhiên, những triệu chứng này khá giống với các vấn đề đau nhức thông thường nên dễ bị bỏ qua. Nếu bạn thường xuyên gặp thêm những triệu chứng sau đây thì khả năng bị bệnh thoái hóa khớp gối là rất cao:
- Cơn đau thường đến vào buổi sáng hoặc lúc mới ngủ dậy. Khi càng vận động thì cơn đau càng âm ỉ và đau theo từng đợt.
- Vị trí khớp gối cứng lại, vận động khó khăn. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng.
- Khớp gối bị sưng to, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi sờ vào thì cảm giác đau đớn kéo đến.
- Cơn đau lan nhanh sang những vùng khác do các dây thần kinh bị chèn ép. Mặt khác, khi vận động, khớp gối phát ra những âm thanh lạo xạo.
Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi nguy hiểm như thế nào?
Ở người trẻ, nếu bị bệnh thoái hóa khớp gối và được chữa trị sớm thì tốc độ hồi phục nhanh hơn người già gấp nhiều lần. Nhưng cũng vì thế mà nhiều người trẻ chủ quan, khi phát hiện thoái hóa khớp vẫn không điều trị sớm và để dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối là:
- Khớp gối bị biến dạng khi không được điều trị kịp thời.
- Tình trạng nặng, người bệnh có thể sẽ bị tàn phế, mất khả năng vận động.
- Nhiều trường hợp bị bệnh thoái hóa khớp gối nặng phải thay cả khớp gối nhân tạo. Nhưng việc thay khớp gối nhân tạo không chỉ được thực hiện 1 lần, vì chúng chỉ có tuổi thọ tối đa 20 năm. Trong quá trình phẫu thuật còn rất dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh suy giảm. Do đó, khi phát hiện bệnh thoái hóa khớp gối, hãy chữa trị thật sớm để nhanh hồi phục và tránh được các biến chứng nguy hiểm kể trên.
Làm sao để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối?
Bệnh “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” vẫn có thể phòng ngừa được, nếu như bạn hành động theo những lời khuyên sau đây. Mặc dù không thể phòng tránh được 100% bệnh nhưng khả năng nhưng khi thực hiện theo những hướng dẫn này thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối là rất thấp.
- Hãy cẩn thận khi chơi thể thao, hạn chế tối đa chấn thương. Trường hợp bị chấn thương dù nặng hay nhẹ cũng nên chữa trị dứt điểm.
- Hãy tập thể dục thể thao khoảng 30 phút hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bản thân. Đồng thời tránh những bài tập có tác dụng nhiều lực lên khớp gối.
- Hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh để béo phì vì khớp gối sẽ phải chịu nhiều áp lực khi bạn tăng cân quá nhiều. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn để cho cơ thể gầy yếu nhé, cũng không tốt đâu đấy!
- Thực hiện lối sống thật khoa học với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt là ngủ đủ giấc mỗi ngày và tránh căng thẳng.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp thêm thực phẩm giàu canxi để xương luôn chắc khỏe. Đồng thời, tránh sử dụng những chất kích thích và hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn.
Đó là những thông tin về căn bệnh “thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi” giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy thực hiện theo những lời khuyên bên trên để phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả bạn nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.