5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều cách chữa trị thoát vị đĩa đệm như điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, trong đó bao gồm cả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Đây là phương pháp chữa trị tiên tiến, hiện đại, được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Vậy phương pháp này thực hư là như thế nào? Cùng ICondom tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

 Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là làm gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không còn quá xa lạ ở nước ta. Bên cạnh việc chữa trị bằng các phương pháp truyền thống (chườm nóng, chườm lạnh) hay các phương pháp hiện đại (vật lý trị liệu, phẫu thuật) thì điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được xem là bước tiến mới đem lại nhiều hy vọng cho người bệnh. Phương pháp này không được xem là phẫu thuật bởi nó không cần gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ, vì vậy bệnh nhân vẫn hoàn toàn biết được quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra như thế nào. 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser thông qua việc hạn chế xâm lấn hết mức có thể, sử dụng năng lượng của tia laser để đốt cháy và loại bỏ một phần nhân nhầy của đĩa đệm, đồng thời hạn chế cho các rễ thần kinh bị dịch nhầy chèn ép, từ đó giảm bớt tình trạng bao xơ nứt, rách và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh như đau, nhức mỏi, tê bì,… Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, an toàn và hạn chế xâm lấn tối đa, hoàn toàn không gây đau và không chảy máu khi thực hiện.

Mãi đến năm 1991, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser này mới được Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ cấp phép và áp dụng rộng rãi mặc dù cách điều trị này đã được sử dụng lần đầu tiên từ những năm 1986. Ở Việt Nam, kỹ thuật này được sử dụng đầu tiên vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.

Hiệu quả của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser như thế nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có đem lại hiệu quả hay không là thắc mắc phổ biến của nhiều người vì lo lắng nó có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đã xuất hiện rất nhiều nhóm nghiên cứu về tỷ lệ thành công của phương pháp này với phương pháp vi phẫu. Cụ thể, trong kết quả so sánh với các trường hợp cắt đĩa đệm bằng vi phẫu, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có tới 83,8% người có kết quả tốt hoặc thành công và hoàn toàn không để lại biến chứng. 

Qua đây có thể thấy điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là cách điều trị thay thế khá hiệu quả bởi nó không những an toàn mà còn ít xâm lấn giúp bệnh nhân ít bị ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hơn.

Có phải mọi đối tượng đều có thể điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có thể được áp dụng cho đa dạng đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên không phải là tất cả người mắc bệnh cũng đủ điều kiện để đáp ứng được cách điều trị này.

Đối tượng phù hợp:

  • Bệnh ở giai đoạn nhẹ và trung bình: vòng xơ chưa bị rách, đĩa đệm chỉ mới phồng lồi và phần nhân nhầy chưa chưa chèn ép lên dây thần kinh hoặc chỉ chèn ép ở mức độ nhẹ.
  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc), vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả sau 6 tuần sử dụng liên tục.

Đối tượng chống chỉ định áp dụng:

  • Người bị gãy thân cột sống hoặc trượt cột sống trên độ 1.
  • Vỡ hoặc xẹp đĩa đệm trên 50%.
  • Ung thư, lao cột sống.
  • Phụ nữ đang có thai.
  • Người có sức khỏe kém có thể trạng không đáp ứng được cách điều trị.

 Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser diễn ra như thế nào?

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút. Sau khi quá trình tiến hành laser kết thúc, người bệnh sẽ được theo dõi tình hình sức khỏe khoảng từ 45 – 60 phút tại bệnh viện, sau đó người bệnh sẽ được trở về nhà nghỉ ngơi nếu không xuất hiện những biểu hiện bất thường và thực hiện điều trị hậu phẫu thuật. Các bước cụ thể như sau:

Xét nghiệm, thăm khám thể trạng bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị

Trước khi đến cơ sở điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, người bệnh phải tạm dừng uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ và nghiêm cấm sử dụng các chất kích thích để đảm bảo thể lực. Sau đó sẽ làm theo quy trình sau:

  • Trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh để xem xét tình trạng bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp này hay không.
  • Nếu kết quả cho phép, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án và thông tin phương pháp điều trị, chi phí, cách thực hiện, độ cải thiện và cách chăm sóc đĩa đệm bị tổn thương.

Giai đoạn thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Sau khi tư vấn và giải đáp thắc mắc của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật bằng cách:

  • Gây tê cục bộ để giảm đau nhức và đánh dấu vị trí cần điều trị.
  • Điều chỉnh máy tia laser để có bước sóng và cường độ thích hợp chiếu trực tiếp qua da vùng bị thoát vị.
  • Thông qua hiển thị của máy chụp X-quang mà bác sĩ có thể điều chỉnh chính xác tia laser. Thời gian tiến sẽ mất từ 20 – 60 phút tùy theo mức độ cần giảm áp.
  • Sau khi thực hiện xong người bệnh được theo dõi từ 30 – 60 phút trước khi về.

Chăm sóc sau khi điều trị

Trong thời gian sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả điều trị như ý muốn.

  • Trong vòng 4 tiếng sau khi chiếu laser, bệnh nhân hạn chế ăn uống. Sau đó chỉ nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế vận động mạnh và kiêng quan hệ tình dục từ 15 – 30 ngày.
  • Nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ thời gian và tránh sai tư thế. 
  • Tăng cường bổ sung đủ nước và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, omega-3, kẽm, magie… Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh và các chất kích thích.
  • Thăm khám định kỳ đúng theo chỉ dẫn.

Có nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser?

Bên cạnh sự tân tiến cũng như nhiều ưu điểm vượt trội, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có ưu điểm gì nổi bật?

  • Độ an toàn cao: phương pháp có mức độ xâm lấn thấp, ít gây đau, không gây chảy máu và thời gian điều trị cũng như phục hồi nhanh.
  • Hơn 80% đem lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
  • Không cần sử dụng thuốc gây mê bệnh nhân.
  • Thời gian ngắn: các bệnh nhân thực hiện phương pháp này hầu hết đều có thể kết thúc sau 30 – 60 phút.
  • Bảo tồn chức năng cũng như cấu trúc của cột sống.
  • Có thể thăm khám, chỉ định và can thiệp luôn trong thời gian sớm nhất.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có những hạn chế gì?

  • Phương pháp không được áp dụng cho mọi bệnh nhân, chỉ hiệu quả với bệnh nhân bị thoát vị ở mức nhẹ tới trung bình.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser khá tốn kém, dao động từ 15 – 20 triệu đồng. Chi phí này sẽ càng cao hơn nếu biểu hiện thoát vị đĩa đệm đa tầng có một số biến chứng kèm theo.
  • Không thể điều trị được dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp phẫu thuật.
  • Vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà ICondom tổng hợp được về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn trang bị thêm kiến thức về phương pháp chữa trị hiện đại này. Chúc các bạn mạnh khỏe! 

Xem thêm