Rate this post

Smecta là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ trong việc điều trị tiêu chảy cho trẻ em. Thuốc Smecta có thật sự hiệu quả, cách sử dụng như thế nào cho hợp lý? ICondom sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trong bài viết sau.

1.Tìm hiểu chung về thuốc Smecta

  • Phân loại: Smecta là thuốc điều trị tiêu chảy
  • Nhà sản xuất: Ipsen Pharma – Pháp
  • Thành phần: Diosmectite 3,000g. Tá dược: Glucose monohydrate, Saccharin sodium, hương cam-vani.
  • Dược lực học: Smecta có khả năng bao phủ lớp niêm mạc tiêu hóa, sự tương tác của Smecta với glycoprotein của chất nhầy làm tăng khả năng chịu đựng của lớp gel trên niêm mạc nên Smecta có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa. 
  • Chỉ định:
  • Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy cấp ở trẻ em, trẻ sơ sinh và người lớn, kết hợp với việc bổ sung nước và các chất điện giải đường uống.
  • Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy mạn tính.
  • Điều trị các triệu chứng đau liên quan tới thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột.
  • Liều dùng:

Điều trị tiêu chảy cấp

* Trẻ em :

Dưới 1 tuổi: 2 gói/ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó 1 gói/ngày.

Trên 1 tuổi: 4 gói/ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó 2 gói/ngày.

* Người lớn:

Trung bình 3 gói/ngày.

Thông thường liều hàng ngày có thể tăng gấp đôi cho những ngày đầu điều trị.

Điều trị các bệnh khác

* Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày.

* Từ 1 đến 2 tuổi: 1 đến 2 gói/ngày.

* Từ 2 tuổi trở lên: 2 đến 3 gói/ngày.

* Người lớn: trung bình 3 gói/ngày.

  • Cách dùng:

Pha hỗn dịch, dùng đường uống. Dùng sau bữa ăn trong bệnh về thực quản và trong khi ăn cho các bệnh khác.

2. Lưu ý khi sử dụng smecta

  • Không sử dụng Smecta trong các trường hợp :
  •  Mẫn cảm với Diosmectite hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  •  Bệnh nhân mắc bệnh không dung nạp được fructose (bệnh di truyền hiếm gặp)
  • Smecta có thể gây ra các tác dụng không mong muốn
  •  Táo bón: thường được giải quyết bằng cách giảm liều, nhưng trong 1 số trường hợp phải ngừng dùng thuốc
  • Đầy hơi
  •  Nôn mửa

Trong những trượng hợp bệnh nhân sử dụng smecta để điều trị tiêu chảy cấp mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện những biểu hiện không tốt như chán ăn, trẻ bỏ bú, sốt, khát nước, phân có máu…thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời

3. Kết hợp sử dụng Smecta trong điều trị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy ngoài sử dụng smecta cần phối hợp sử dụng và thực hiện:

  • Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, chất dinh dưỡng cho trẻ:  tăng cường cho trẻ bú, cho trẻ sử dụng nước hoa quả tươi không đường… để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống orezol
  • Bổ sung kẽm, khi tiêu chảy trẻ lượng kẽm trong cơ thể sẽ ra ngoài cùng phân làm trẻ mệt mỏi
  • Nhiều trường hợp cần phối hợp sử dụng thêm men tiêu hóa để giúp trẻ tiêu hóa thức ăn
  • Để tránh cho trẻ bị tiêu chảy cấp: phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn dặm sạch sẽ, đúng cách

Theo quy định ban hành trong thông tư 07/201 của Bộ Y tế, Smecta (thành phần Diosmectit) thuộc danh mục thuốc Không kê đơn. Người bệnh có thể tự mua tại các hiệu thuốc mà không cần có đơn chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất.