Rate this post

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên sức đề kháng sẽ kém hơn người lớn nhiều khi tiếp xúc với đồ ăn và môi trường bên ngoài. Vậy bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại nhà là gì và khi nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện – hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

1. Các cách xử lí khi gặp hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là trẻ từ khi lọt lòng mẹ cho đến 28 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể gặp một số vấn đề sức khỏe do chưa quen với môi trường mới ngoài bụng mẹ. Trong đó chế độ dinh dưỡng mới từ sữa mẹ hoặc các lý do bên ngoài (vi khuẩn, …) có thể khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh này:

  • Cho bé uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất. Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội trong 1 ngày.
  • Cho trẻ uống thêm 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Mẹ hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay của mình sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp gia truyền

  • Uống nước lá ổi để chữa tiêu chảy cho bé 

Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc và muối. 

Mẹ lấy lá ổi rửa thật sạch rồi ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu cùng 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng là lọc lấy nước cho bé uống. Lưu ý lá ổi phải sạch, không phun thuốc.

  • Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy cho bé

Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, đảo trên chảo (sao vàng), sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

  • Gạo và cà rốt rang chữa bé bị tiêu chảy liên tục

Mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên với nhau rồi nấu nước thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm rất nhanh.

  • Gừng tươi

Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Gừng tươi và lá chè đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.

  • Lá mơ

Mẹ hái lấy một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, mẹ rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Lật đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần).

2. Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Trong trường hợp hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ngoài ra,các bố các mẹ cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

  • Sốt cao không ngừng
  • Tiêu chảy mà phân có dính máu
  • Tiêu chảy nặng (khi bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)
  • Tiêu chảy kèm nôn liên tục
  • Tiêu chảy bị tái phát khi vừa khỏi bệnh

3. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tránh vi khuẩn và vật ký sinh

  Tiêu chảy do vi khuản và các vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Chúng thường xuất hiện ở nguồn nước không hợp vệ sinh, miếng thịt còn mảng hồng.. Do đó cần sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh, chế biến thức ăn đảm bảo an toàn để tránh vi khuẩn hoặc vi sinh vật tấn công.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.

 Văcxin phòng bệnh do virus rota

Virus rota là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Loại virus này gây trục trặc đường ruột, làm bé mất nước và dễ phải nhập viện do mất nước. Một loại văcxin mới có tác dụng giúp ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy của bé dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

 Giữ gìn vệ sinh

  Hiện tượng nhiễm trùng đường ruột thường do ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh, uống nguồn nước bẩn. Vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống

 Cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể nên giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.

 Nếu trẻ đang bú bình cần rửa sạch bình sữa, núm vú rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.

 Giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch.

 Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Người lớn trước khi chuẩn bị bữa ăn cũng nên rửa tay sạch sẽ.

 Khi chế biến hoặc dọn bàn ăn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng. Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi rồi sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Vì thế, không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để nguội lạnh hay nhiễm bẩn.

 Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy bé cách giữ vệ sinh