5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường có mấy tuýp? Cách phân biệt và điều trị cho từng tuýp như thế nào là một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc nhận biết và xác định đúng từng tuýp là vấn đề vô cùng quan trọng, để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Tiểu đường và những kiến thức cần nắm rõ

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin có trong máu không ổn định. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách kiểm soát được lượng đường trong máu thì sẽ cải thiện phần nào tình trạng bệnh. 

Biến chứng của tiểu đường gây ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan có trong cơ thể gồm: tim mạch, tay, chân, thận,…

Tiểu đường có mấy tuýp? Làm thế nào để phân biệt từng tuýp?

Bệnh tiểu đường được phân chia thành 3 loại riêng biệt, cụ thể:

Các tuýp bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin)

Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện khi tế bào beta ở tuyến tụy bị phá huỷ, khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Quá trình này sẽ tác động đến việc chuyển hoá glucose bị ngưng trệ và làm lượng đường tích tụ trong máu.

Do yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình (có tiền sử hoặc đang mắc tiểu đường tuýp 1) mà người bệnh có thể mắc tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 còn có tên gọi khác là tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Đối tượng mắc bệnh này thường rơi vào những người ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường tuýp 2 là do sự thiếu hụt insulin ở tuyến tụy hoặc tế bào đề kháng, khiến quá trình vận chuyển trở nên trì trệ và tích tụ lại trong máu. 

Ngoài những nguyên nhân trên, việc tăng cân, béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, còn do yếu tố di truyền từ người thân, họ hàng.

Tiểu đường thai kỳ

Tuýp này chỉ xảy ra ở người phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do nhau thai tiết ra một loại kích thích tố với mục đích là bảo vệ thai kỳ, quá trình này cũng khiến insulin ngưng trệ chuyển hoá ở một mức nhất định.

Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau quá trình sinh con. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp chuyển từ tiểu đường thai kỳ sang tiểu đường tuýp 2 nếu người mẹ không xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý sau sinh. Các mẹ bỉm sữa cũng cần lưu ý, nguy cơ nhiễm bệnh đái tháo đường của những người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là rất cao.

Cách phân biệt từng tuýp

Đối với người mắc, phân biệt loại bệnh tiểu đường là một trong những cách để người bệnh có thể theo dõi và chẩn đoán tình hình bệnh. Với 3 loại bệnh trên, tiểu đường thai kỳ rất dễ phân biệt vì chỉ xảy ra ở trong quá trình mang thai. Còn đối với 2 tuýp còn lại có thể phân biệt theo những đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, đó là về cơ chế: 

Ở tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân chính là do sự phá huỷ tế bào beta đã tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất insulin.

Ở tiểu đường tuýp 2, mặc dù tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng insulin không đủ dẫn đến thiếu hụt.

  • Thứ hai,  đó là về đối tượng dễ nhiễm bệnh: 

Ở tiểu đường tuýp 1, đối tượng nhiễm bệnh chính là trẻ nhỏ, vị thành niên và thanh niên.

Ở tiểu đường tuýp 2, đối tượng nhiễm bệnh chính là người già.

  • Thứ ba, tự kháng thể: 

Ở tiểu đường tuýp 1: Cho ra tỷ lệ dương tính cao với các loại kháng thể GAD, IAA, ICA, IA-2.

Ở tiểu đường tuýp 2: Cũng là các loại kháng thể trên nhưng cho ra kết quả âm tính.

Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả cho từng tuýp 

Người bệnh không nên chủ quan với các tuýp tiểu đường này, bởi lẽ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chính vì vậy, việc kiểm soát đường huyết cho từng tuýp luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

Người bệnh có thể kiểm soát đường huyết theo cách sau:

  • Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên: Việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và có phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
  • Cần tuân thủ các nguyên tắc trong việc điều trị tiểu đường: Mỗi một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ được bác sĩ đưa cho một phác đồ điều trị phù hợp. Chính vì thế, bạn không nên tùy ý thay đổi nguyên tắc trong việc điều trị tiểu đường. 
  • Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý: Người bị bệnh tiểu đường cần phải ngủ đủ giấc và có chế độ ăn khoa học. Thời lượng giấc ngủ của một người bị bệnh tiểu đường cần phải có là 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt hơn thì người bệnh nên kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường có mấy tuýp và cách điều trị từng tuýp sao cho hiệu quả. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về từng loại bệnh tiểu đường để lựa chọn phác đồ điều trị  sao cho phù hợp.

Xem thêm