Khi mắc phải các căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng thì người bệnh không tránh được việc lo lắng không biết mình sống được bao lâu? Và đối với bệnh ung thư máu cũng vậy, đây là một căn bệnh ác tính gây ra do những tổn thương tủy xương bởi các tế bào ác tính. Vậy ung thư máu sống được bao lâu? Nhằm giúp bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh này hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình ICondom tổng hợp một số thông tin sau đây.
Ung thư máu sống được bao lâu?
Thường đối với bệnh ung thư thì thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc rất nhiều về thời gian phát hiện bệnh ở mức độ nào, mắc loại ung thư máu gì ( ung thư hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu hay bệnh đa u tủy) hay phương pháp điều trị bệnh …?
Trên lý thuyết, ung thư máu chia làm hai dạng bệnh
Dạng thứ nhất là bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính: dạng bệnh này ảnh hưởng trực tiếp lên các tế bào bạch huyết được tạo ra ở bên trong tủy xương. Trong trường hợp này bệnh nhân thường được tiên lượng tầm khoảng 3 năm, nếu điều trị tốt có thể lên tới 10 năm.
Dạng thứ hai là Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính: Đây là thể nặng hơn của bệnh bạch cầu mãn tính. Dạng bệnh bạch cầu này xuất hiện nhiều ở người lớn hơn là trẻ em.
Đối với thời gian sống của người mắc bệnh ung thư máu kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể cũng như ý chí chiến đấu với bệnh tật của người bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ phương pháp điều trị của bệnh viện và có thái độ sống lạc quan. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư máu sống được thêm 10-15 năm, thậm chí là 20 năm hay khỏi bệnh hoàn toàn.
Hiện có phương pháp thay tủy và phương pháp tế bào gốc ( đang được nghiên cứu thêm) có thể chữa được bệnh ung thư máu kéo dài sự sống của người mắc phải bệnh này tăng lên.
Vì vậy dù thế nào thì người bệnh cũng không nên từ bỏ bản thân mình. Hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt để có sức đề kháng tốt chống lại bệnh ung thư. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống như sau:
– Nên chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với lượng calo giới hạn, ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, và các sản phẩm sữa ít chất béo mỗi ngày, chọn các loại trái cây, rau và ngũ cốc giàu chất xơ thường xuyên, lựa chọn nhiều hơn các thực phẩm giàu kali (như chuối, rau dền và khoai tây).
– Không nên ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích. Không nên hút thuốc, uống rượu.
– Hạn chế những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay, nóng.
– Hạn chế ăn đường vì đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư
– Chú ý giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn mốc, thức ăn để lâu ngày
– Tập yoga, thái cực quyền hoặc một số hoạt động vừa sức
Một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh hơn để chống lại căn bệnh ung thư này nhất là khi bạn không thể truyền hóa chất.
Be the first to write a comment.