Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó cứ 4 người mắc bệnh thì có 1 người bị viêm loét tứ chi. Vậy có sự liên hệ nào giữa 2 căn bệnh này?
Vì sao bệnh tiểu đường dễ gây viêm loét tứ chi? Bài viết sau đây sẽ mang đến lời giải đáp cho thắc mắc này!
Viêm loét tứ chi là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Biến chứng này sẽ xảy ra khi bệnh đái tháo đường chuyển sang giai đoạn nặng.
Viêm loét tứ chi, đặc biệt là viêm loét bàn chân – biến chứng đái tháo đường không loại trừ bất kỳ ai. Ban đầu, các vết loét rất nông trên bề mặt da dễ làm người bệnh mất cảnh giác.
Sau đó, vết loét ăn sâu vào bên trong thịt, gân, xương của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Theo đánh giá chuyên môn, viêm loét tứ chi là một trong những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị nhất của bệnh đái tháo đường.
Vì sao bệnh tiểu đường dễ gây viêm loét tứ chi?
Theo đó, nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt collagen và suy giảm sức đề kháng ở những người mắc phải căn bệnh này:
– Collagen chính là protein cấu trúc, thành phần tạo nên sự đàn hồi của da. Khi cơ thể thiếu hụt collagen, da người sẽ có hiện tượng sừng hóa, khi sờ vào có cảm giác rất cứng và thô ráp, dễ nhầm tưởng là lớp da dày lên nhưng thực chất chúng bị mỏng đi và rất dễ nứt nẻ.
– Sức đề kháng suy yếu khiến bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải các vết thương nhỏ, trầy xước trên da.
– Sự lưu thông máu kém cũng khiến các vết thương khó lành lặn hơn bình thường, và không được chăm sóc cẩn thận càng dễ gây viêm loét.
– Bệnh tiểu đường gây viêm loét tứ chi thường gặp nhất là ở 2 bàn chân, khoảng 14 – 24% bệnh nhân bị biến chứng này sẽ phải cắt loại bỏ chân. Vậy vì sao bệnh tiểu đường dễ gây viêm loét tứ chi nặng như vậy? Do chân là bộ phận xa tim nhất, lưu thông máu đến chân chậm và kém nhất khiến các vết loét lâu lành và dễ hoại tử hơn.
Ngay cả khi tình trạng viêm loét tứ chi ở bệnh nhân tiểu đường đã được kiểm soát và chữa khỏi thì vẫn cần theo dõi sức khỏe cẩn thận. Khu vực thần kinh ngoại vi của bệnh nhân ít nhiều bị tổn thương nên cảm giác ở tứ chi cũng bị suy giảm, từ đó bệnh nhân khó cảm nhận được cảm giác đau khi vết thương mới hình thành.
Vết thương không được phát hiện sớm, bị vi khuẩn xâm nhập càng dễ viêm loét sâu và khó điều trị.
Làm thế nào để phòng tránh biến chứng đái tháo đường gây viêm loét tứ chi?
Không phải tất cả những bệnh nhân tiểu đường đều bị viêm loét tứ chi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ loét tứ chi của bệnh nhân tiểu đường đến từ những yếu tố sau đây:
– Bệnh nhân mắc tiểu đường từ 10 năm trở lên
– Bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi
– Bệnh nhân bị tiểu đường nhưng vẫn thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia
– Bệnh nhân tiểu đường cùng lúc bị bệnh về thận hoặc cao huyết áp
Để giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng tiểu đường gây viêm loét tứ chi, người bệnh cần chú ý theo dõi những thay đổi dù là nhỏ nhất của sức khỏe. Bệnh nhân cần đảm bảo khám sức khỏe định kỳ hàng tháng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, khám kỹ lưỡng phần bàn tay, bàn chân.
Hàng ngày, bệnh nhân cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, lựa chọn giầy dép mềm, êm chân để bảo vệ đôi bàn chân khỏe mạnh.
Be the first to write a comment.