Trầm cảm sau sinh là một phức hợp những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con có thể hiểu đơn giản là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh của phụ nữ.
Bệnh thường khó phát hiện vì một số biểu hiện dễ nhầm lẫn với những rối loạn trong thời kỳ hậu sản. Đa phần bản thân của thai phụ và những người xung quanh coi những triệu chứng đó là bình thường và nghĩ rằng sẽ sớm biến mất. Vì vậy nhiều chị em không chia sẻ mà giấu bệnh.
Tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh khoảng từ 10-15% ở phụ nữ sau sinh, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu đưa ra, khoảng 50% phụ nữ biểu hiện trầm cảm sau sinh thực sự đã bị trầm cảm trong lúc mang thai và được gọi là trầm cảm chu sinh ( tức là trầm cảm trong thai kì) do vậy việc xác định chính xác thời điểm khởi phát trầm cảm rất quan trọng.
Triệu chứng của trầm cảm sau sinh
Khó ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi quá mức, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Tương tự như triệu chứng sinh con bình thường.
Tuy nhiên cũng có những triệu chứng đi kèm của trầm cảm nặng gồm tâm trạng chán nản, mất sự hài lòng , cảm giác vô giá trị, vô vọng và bất lực ; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc tổn thương một ai đó.
Lo lắng về đứa trẻ, sợ hãi đứa trẻ, sợ mình làm tổn thương đứa trẻ.
Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?
Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lăp lại 50%.
Tuổi < 18
Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
Thai kỳ không mong muốn, làm mẹ đơn thân
Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con dạ.
Vậy cần làm gì khi xuất hiện trầm cảm sau sinh?
Trong trường hợp nhẹ, có thể chỉ cần điều trị tâm lý, tuy nhiên ở mức độ trung bình và nặng thì chắc chắn phải dùng đến thuốc phối hợp với tâm lý trị liệu.
Khi được xác định là trầm cảm sau sinh, cần phải được thăm khám bởi chuyên gia tâm thần kinh, đánh giá mức độ bệnh hiện tại liệu có cần phải dùng thuốc hay chỉ cần hỗ trợ tâm lý trị liệu.
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh
Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với cô ta như một căn bệnh bình thường.
Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà ở bên cạnh.
Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
Vai trò của người mắc bệnh trầm cảm
Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn.
Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến. Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.
Be the first to write a comment.