Rate this post

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Riêng Việt Nam 3,6 triệu người mắc bệnh (chiếm 4% dân số) theo báo SK&ĐS. Bài viết sau đây của ICondom sẽ tổng hợp một số thông tin cơ bản để các bạn có thể hiểu các loại thuốc điều trị trầm cảm dùng thuốc gì? tác dụng như thế nào, tác dụng phụ ra sao?

Vậy thuốc chống trầm cảm là thuốc gì

Thuốc chống trầm cảm không tác dụng như kháng sinh, mà tác dụng tương tự như viên tylenol chống đau đầu. Khi uống, tylenol làm giảm cơn đau, nhưng nguyên nhân gây đau vẫn còn đó và khi ngưng tylenol thì nhức đầu trở lại.

Trong bệnh trầm cảm, nguồn gây bệnh là thay đổi sinh hóa học ở não và thay đổi này kéo dài. Vì thế cần phải uống thuốc chống trầm cảm lâu hơn, dù triệu chứng bệnh đã giảm.

Có mấy loại trầm cảm? sử dụng thuốc có giống nhau hay không?

DSM-5 (2013) của Hội Tâm thần học Mỹ đã phân loại rối loạn trầm cảm thành các mã số sau:

296.99        Rối loạn điều chỉnh cảm xúc

——–          Rối loạn trầm cảm chủ yếu

——–          Một giai đoạn duy nhất

296.21        Mức độ nhẹ

296.22        Mức độ vừa

296.23        Mức độ nặng

296.24        Có loạn thần

296.25        Lui bệnh không hoàn toàn

296.26        Lui bệnh hoàn toàn

296.20        Không biệt định

———        Giai đoạn tái phát

296.31        Mức độ nhẹ

296.32        Mức độ vừa

296.33        Mức độ nặng

296.34        Có loạn thần

296.35        Lui bệnh không hoàn toàn

296.36        Lui bệnh hoàn toàn

296.30        Không biệt định

300.4          Loạn khí sắc

625.4          Loạn khí sắc tiền mãn kinh

——–          Rối loạn trầm cảm do một chất

293.83        Rối loạn trầm cảm do một bệnh thực tổn

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm hoạt động theo một cách khác nhau. Nhưng nguyên lí chung của nó là giúp làm tăng trở lại các chất dẫn truyền thần kinh (những chất dẫn truyền này bị suy giảm gây nên các triệu chứng của trầm cảm) vì vậy cần được Bác sĩ tư vấn không sử dụng bừa bãi các loại thuốc chung cho một loại trầm cảm.

Các nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm

1. Nhóm SSRI (gồm các thuốc như sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram,…Có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh ở não

Đây là nhóm thuốc thường được các bác sĩ chọn lựa để điều trị trầm cảm, vì có hiệu quả cao và ít gây ra tác dụng phụ so với các loại thuốc chống trầm cảm khác.

Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI có thể gây ra các tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn chức năng tình dục, khô miệng, tiêu chảy, giảm cân, mất ngủ…

2. Nhóm TCA (gồm các thuốc như imipramine, doxepin, desipramine, amitriptyline,…) là nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhưng do gây ra nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít được sử dụng.

3. Nhóm MAOI (gồm các thuốc như isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine,…)

Đây là nhóm thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, nên chỉ được sử dụng khi các nhóm thuốc khác không có tác dụng điều trị.

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ngăn chặn sự hoạt động của enzym monoamin oxydase, là một loại enzyme phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin, serotonin và dopamin trong não

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc MAOI: hạ huyết áp tư thế, tăng cân và rối loạn chức năng tình dục.

4. Nhóm Atypical antidepressants (gồm các thuốc như trazodone, mirtazapin, bupropion, …) là nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình, cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin và norepinephrin trong não

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này: khô miệng, táo bón, chóng mặt, an thần, hạ huyết áp…

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Trước hết, phải phát hiện được sớm, chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm (kể cả trầm cảm nhẹ, trầm cảm che đậy) và xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình hay nặng).

Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm để sử dụng đúng phác đồ điều trị:

Nếu là trầm cảm nội sinh, chủ yếu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, kết hợp thuốc giải lo âu, các thuốc hỗ trợ (như vitamin, thuốc bổ…) và liệu pháp tâm lý phối hợp.

Trầm cảm do căn nguyên tâm lý việc điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu và các thuốc hỗ trợ khác, nhất là bổ sung vitamin và chất khoáng. Chính các vi chất này có vai trò nâng đỡ cơ thể chống chịu với stress rất tốt.

Trầm cảm do bệnh thực tổn ở não cần điều trị triệt để nguyên nhân (như điều trị viêm não, mổ cắt u não, hút máu tụ trong sọ não…) kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu và các thuốc hỗ trợ khác.

Trầm cảm do sử dụng chất gây nghiện, các chất tác động tâm thần khác thì cần điều trị cai nghiện, sau đó kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, thuốc hỗ trợ. Đặc biệt trong điều trị loạn thần do rượu, sau giai đoạn cai nghiện là phải kết hợp điều trị chống trầm cảm, liệu pháp vitamin….

người bệnh cần dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng; Tái khám theo lịch hẹn và chỉ ngừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Khi ngừng thuốc phải giảm từ từ tránh bệnh tái phát. Điều này sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách giảm liều.

Cần thay đổi lối sống, giảm căng thẳng trong công việc; Trung thực khi điều trị bệnh, không bao giờ tuyệt vọng.

Người thân và những người xung quanh cần luôn quan tâm chia sẻ và động viên bệnh nhân. Không kỳ thị với các bệnh lý về tâm thần thì mới có thể chăm sóc sức khỏe tâm thần cho tốt được.

Đối với bác sĩ, khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm mà không đạt được kết quả, cần xem xét các yếu tố sau: Chẩn đoán trầm cảm có đúng hay không? Có bỏ sót các triệu chứng loạn thần đi kèm theo hay không? Chọn nhóm thuốc, loại thuốc, liều lượng có phù hợp hay không? Thời gian điều trị đã đạt chưa? Bệnh nhân có tuân thủ điều trị của bác sĩ hay không?