Rất nhiều chị em thắc mắc không biết rong kinh với rong huyết là gì? Rong kinh rong huyết khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em có được cái nhìn đúng nhất về 2 hiện tượng này thông qua các nguyên nhân và biểu hiện của nó.
Khái niệm về rong kinh và rong huyết
Việc phân biệt rõ hiện tượng rong kinh và rong huyết có thể giúp cho nữ giới dễ dàng phát hiện ra các triệu chứng bất thường của cơ thể nhằm khắc phục một cách kịp thời. Nhưng rong kinh rong huyết khác nhau như thế nào trong khi 2 hiện tượng này lại có khá nhiều điểm tương đồng với nhau khiến cho các chị em hay bị nhâm lẫn.
Rong kinh là hiện tượng mà máu từ đường sinh dục kéo dài quá 7 ngày, có chu kỳ. Rong kinh cũng được chia làm 2 loại:
– Rong kinh thực thể: tình trạng này xảy ra do tổn thương tại tử cung cụ thể như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, các bệnh lý toàn thân, buồng trứng…
– Rong kinh cơ năng: tình trạng này diễn ra do các nguyên nhân như rối loạn nội tiết tố. Rong kinh cơ năng thường gặp trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản (hay còn gọi là thời kỳ dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh)
Bên cạnh đó, rong kinh cũng chiếm tỉ lệ cao ở những người phụ nữ có nguy cơ bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, sắp mãn kinh, đái tháo đường, rối loạn đông máu, viêm gan mạch, bệnh tim hoặc bệnh thận, lupus ban đỏ…
Còn rong huyết lại là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục nhiều hơn 7 ngày và không có chu kỳ. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ việc âm đạo hoặc tử cung bị tổn thương và chảy máu. Nói một cách đơn giản, hiện tượng rong huyết mặc dù có liên quan đến cơ chế của một chu kỳ kinh nguyệt nhưng chủ yếu là do tổn thương thực thể tại cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…
Nếu như rong kinh kéo dài hơn nửa tháng thì sẽ được gọi là rong huyết. Vì vậy trong y học thường gọi hiện tượng này là rong kinh – rong huyết.
Rong kinh và rong huyết có biểu hiện như thế nào?
Cả 2 tình trạng này đều có xuất hiện hiện tượng chảy máu kéo dài cho nên dễ khiến cho các chị em phụ nữ bị nhầm lẫn.Vì vậy, để phân biệt chúng, các chị em có thể dựa theo một số dấu hiệu cụ thể như sau:
– Rong kinh thì thường có biểu hiện ra máu nhiều, có tính theo chu kỳ và xảy ra trong thời điểm kinh nguyệt kèm theo đó là những triệu chứng khác như đau bụng râm ran, máu vón cục và kéo dài trên 7 ngày với lượng máu ra nhiều.
– Còn với rong huyết, các chị em sẽ thấy biểu hiện ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu có thể nhiều hoặc ít nhưng không có vón cục và cũng kéo dài trên 7 ngày.
Nguyên nhân của hiện tượng rong kinh và rong huyết là gì?
Đối với tình trạng rong kinh
– Rong kinh tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì bạn gái thường hay gặp tình trạng kinh nguyệt không đều như chậm kinh, mất kinh hay rong kinh. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này hoạt động ở vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng chưa ổn định kéo theo đó là sự rối loạn nội tiết tố.
Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì hiện tượng rong kinh trong độ tuổi này không có gì đáng lo ngại, nó sẽ tự khỏi sau khi nội tiết tố ổn định sau giai đoạn này.
– Rong kinh ở độ tuổi sinh sản: bên cạnh nguyên nhân bị rối loạn nội tiết tố thì còn có một số yếu tố có thể gây ra tình trạng rong kinh như bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau khi sinh hoặc do nạo phá thai không an toàn, hoặc có thể do mắc một số bệnh phụ khoa khác như u xơ cổ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
Đối với tình trạng rong huyết
Nguyên nhân gây ra tình trạng rong huyết có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, quan hệ sai tư thế khiến âm đạo bị tổn thương hoặc do tổn thương ở âm đạo, cổ tử cung do nạo phá thai không an toàn hoặc do sinh đẻ nhiều.
Sau bài viết này chắc bạn đã biết rong kinh rong huyết khác nhau như thế nào rồi chứ. Rong kinh hay rong huyết ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể của các chị em. Cho nên, nếu như thấy mình có biểu hiện của bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục tình trạng bệnh sớm nhất, hiệu quả nhất nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.