5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh lở miệng hay còn gọi là giộp môi, là những tổn thương đau nhức xuất hiện quanh vùng miệng. Nguyên nhân vì sao một số người bị lở miệng, và lý do tại sao nên ăn khoai tây khi bị lở miệng. Hãy cùng ICondom tìm hiểu kĩ vấn đề này.

Loét miệng (lở miệng) là bệnh gì?

Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt ở miệng có máu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval. Tóm gọn là các tổn thương cả bên trong và bên ngoài khoang miệng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét miệng (lở miệng) là gì?

– Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.

– Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.

– Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.

– Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic.

– Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.

Ngoài ra khi mắc một số bệnh sau cũng có thể gây nên nhiệt ở miệng

– Bị HIV/AIDS.

– Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương, theo như ước tính tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.

– Viêm ruột, viêm loét đại tràng.

– Bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây viêm toàn thân cả vùng miệng.

Tuy nhiên những trường hợp này khá hiếm, đa số chỉ bị nhiệt ở miệng thông thường, tự khỏi sau vài ngày hoặc sử dụng những biện pháp tự nhiên để thúc đẩy quả trình khỏi bệnh. Tuy nhiên để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do vết loét miệng làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.

Vì sao lở miệng nên ăn khoai tây

Khoai tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể và đem lại một số lợi ích sức khỏe về bệnh lý lở miệng.

Trong khoai tây rất giàu Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh Bệnh từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm, lở miệng) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.

Tuy nhiên, hầu hết vitamin C bị phá hủy khi nấu chín, vì vậy, ăn khoai tây được nấu chín, chưa gọt vỏ sẽ có lợi hơn. Ngoài ra, khoai tây có chứa chất xơ rất tốt cho sức khỏe của ruột.

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày, viêm loét miệng và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.

Vậy ăn khoai tây như thế nào là đúng

Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.

Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Không nấu chung khoai tây với cà chua còn xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

Không ăn khoai tây khi chưa gọt vỏ, khoai tây mọc mầm do để lâu hay để đông lạnh vì dễ gây ngộ độc.

Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm có thể gây hại cho hệ thống thần kinh.

Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.