5/5 - (1 bình chọn)

Vùng kín ngứa ngáy, khí hư ra nhiều hơn và có mùi hôi là những dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoa nhẹ. Vậy khi gặp phải tình trạng bị viêm phụ khoa nhẹ nên làm gì? Hãy cùng ICondom đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa nhẹ?

Viêm phụ khoa nhẹ là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Viêm phụ khoa nhẹ thường xuất phát từ đường sinh dục dưới bao gồm viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm niệu đạo,… Với tâm lý chủ quan hoặc e ngại về các vấn đề tế nhị liên quan đến “vùng kín”, viêm phụ khoa nhẹ rất dễ chuyển biến xấu và sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, nặng hơn có thể gây ung thư tử cung, thậm chí là vô sinh. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa nhẹ chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt như:

  • “Vùng kín” không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Mặc quần quá chật.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ do căng thẳng quá mức, stress, mang thai,… làm thay đổi điều kiện môi trường ở âm đạo như pH, độ ẩm,…
  • Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh
  • Thực hiện các thủ thuật phụ khoa không đảm bảo.
  • Tác động mạnh vào “vùng kín” làm cho “cô bé” bị tổn thương, trầy xước như hoạt động tình dục mạnh, va đập,…

Chính những điều này đã tạo điều kiện cho vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm phụ khoa nhẹ

“Vùng kín” ngứa ngáy, khó chịu, có mùi tanh hôi

Khí hư (hay dịch âm đạo) tiết ra cùng với sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn làm cho “vùng kín”ngứa ngáy, khó chịu và có mùi hôi. Ngứa “vùng kín” chính là triệu chứng phổ biến của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Ngứa ngáy ở xương mu, kèm theo cảm giác châm chích, ngứa rát bên trong “vùng kín”. Cơn ngứa có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong ngày, khiến cho người bệnh cảm thấy ngại ngùng và mất tập trung khi làm việc.

 Khí hư ra nhiều, bất thường

Bình thường, khí hư chỉ được tiết ra một lượng vừa đủ để cân bằng môi trường, pH bên trong âm đạo, cũng như để bôi trơn, giảm ma sát. Tuy nhiên, trong viêm nhiễm phụ khoa nặng khí hư được tiết ra nhiều hơn. Một số trường hợp nặng, khí hư có thể có màu trắng, vàng, nâu, bị vón cục và đôi khi có lẫn cả máu hoặc bọt khí. Tình trạng này xảy ra là do âm đạo bị viêm nhiễm, tổn thương gây mưng mủ, chảy máu.

Rối loạn kinh nguyệt

Bình thường, chu kỳ sinh lý của phụ nữ thường dao động từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là khi buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, tử cung bị viêm hoặc rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý của phụ nữ. Các dấu hiệu có thể gặp phải liên quan đến rối loạn kinh nguyệt bao gồm chậm kinh, kinh nguyệt ra ít, vón cục, nặng hơn có thể dẫn đến vô kinh. Nếu không được điều trị, từ bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhẹ với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Âm đạo chảy máu

Khi viêm nhiễm, tổn thương ăn sâu vào bên trong âm đạo gây tổn thương niêm mạc và các bộ phận khác như tử cung, vòi trứng,… gây chảy máu và thoát ra ngoài theo âm đạo. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng xuất huyết không trong chu kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi gặp bác sĩ bởi vì đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa nặng.

Tiểu tiện khó khăn, bất thường

Khác với nam giới, nữ giới có đường tiết niệu gần với cơ quan sinh sản, vì vậy ngoài ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, viêm nhiễm phụ khoa còn có thể lây nhiễm sang đường tiết niệu, gây viêm tiết niệu. Người bệnh thường xuyên có cảm giác mót tiểu và đau rát khi đi tiểu. Nước tiểu đục ngầu hoặc có lẫn máu. Dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm đường tiết niệu thông thường. 

 Viêm loét vùng kín

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do không được xử lý làm cho bên ngoài vùng kín bị thương tổn nặng tạo thành các ổ loét, đặc biệt là “2 cánh môi”. Triệu chứng này thường xuất phát từ việc bị ngứa vùng kín làm người bệnh thường xuyên gãi, gây trầy xước và tạo mủ. Người bệnh thường xuyên đau đớn, khó chịu. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn có thể gây hoại tử nghiêm trọng. 

Đau, chảy máu khi quan hệ

Đau rát khi quan hệ cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm nhiễm phụ khoa nhẹ. Âm đạo bị tổn thương, viêm nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến đau đớn khi quan hệ.

Viêm phụ khoa nhẹ nên làm gì để chữa dứt điểm

Viêm phụ khoa nhẹ có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng hay e ngại về vấn đề này.

Điều trị viêm phụ khoa bằng thuốc tây

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng) bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn phù hợp.

Điều trị viêm phụ khoa do nhiễm khuẩn

Với các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh như: 

  • Metronidazol: có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn (như cầu khuẩn, lậu khuẩn,…), vi nấm ( như nấm Candida).
  • Cephalosporin: Với kháng sinh này, bạn có thể dùng uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, kháng sinh này có thể gây ra các phản ứng dị ứng đặc biệt là người từng dị ứng với nhóm kháng sinh beta-lactam.

Điều trị viêm phụ khoa do nấm

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nấm Candida thi ngoài Metronidazol mà Medici đã kể trên, thì bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc kháng nấm sau:

  • Itraconazole: Đây là thuốc kháng nấm có tác dụng hiệu quả trên nấm Candida âm đạo.
  • Polygynax: Ưu điểm của thuốc này là có thể sử dụng cho phụ nữ có thai. Thuốc đặt âm đạo polygynax được chỉ định cho người bị viêm âm đạo, viêm cổ cung do nấm Candida. 
  • Canesten: Hiệu quả đối với các trường hợp viêm phụ khoa nhẹ do nấm Candida. Bên cạnh điều trị nguyên nhân là nấm, thuốc này còn có tác dụng trên cả viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi âm đạo (Trichomonas) Bạn có thể sử dụng dạng viên đặt, bôi ngoài hoặc phối hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa do ký sinh trùng

Ký sinh trùng gây viêm phụ khoa thường gặp nhất là Trichomonas – trùng roi âm đạo. Sadetab là thuốc thường dùng để điều trị viêm nhiễm phụ khoa do Trichomonas. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, sử dụng 1 viên/1 ngày và trong khoảng 1-2 tuần sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Điều trị bằng thảo dược tự nhiên

Các loại thảo dược tự nhiên cũng có tác dụng tương đối tốt trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa như trầu không, lá ổi,…

  • Trầu không: Theo y học hiện đại, trong trầu không có các hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trầu không để thay thế các loại kháng sinh tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không, đem rửa sạch, vò nát và ngâm trong nước nóng. Cuối cùng là tiến hành xông hoặc rửa “vùng kín” bằng hỗn hợp trên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Giấm táo: Là loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị viêm nhiễm phụ khoa tại nhà. Tương tự như trầu không, giấm táo cũng có hoạt tính kháng sinh, ngoài ra, nó còn có tác dụng điều chỉnh pH của âm đạo về mức sinh lý, nhờ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của tác nhân gây hại. Với giấm táo, bạn có thể để sử dụng để uống hoặc thêm vào bữa ăn hàng ngày cũng cho tác dụng tốt. Có thể thêm mật ong để tăng hương vị nếu bạn cảm thấy khó uống.
  • Rau diếp cá: Nhiều nghiên cứu cho thấy, rau diếp cá có tác dụng chống lại sự phát triển của liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Chính nhờ tác dụng đó, rau diếp cá cũng được sử dụng để điều trị các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa nhẹ. Không chỉ thế, rau diếp cá còn rất dễ kiếm, rẻ tiền nên được nhiều người lựa chọn. Rau diếp cá rửa sạch, đun sôi, để nguội và sử dụng thay thế như một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Cùng với các biện pháp dùng thuốc trên, bạn nên nhớ thường xuyên vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, không mặc quần lót ẩm hay quá chật, không nên quan hệ trong thời gian bị bệnh để hạn chế tổn thương nặng hơn. 

Viêm nhiễm phụ khoa nhẹ nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng cách có thể hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Chữa bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Các loại thuốc kháng sinh, viên đặt âm đạo hay các loại thảo dược tự nhiên đều đem lại hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị. “Khi bị viêm nhiễm phụ khoa nhẹ nên làm gì để chữa dứt điểm?” Hy vọng những thông tin mà ICondom đề cập trong bài viết trên đã góp phần giải đáp thắc mắc của bạn.

Xem thêm