5/5 - (1 bình chọn)

Giai đoạn mang thai, sức đề kháng của chị em thường suy giảm, nếu mắc viêm gan B, bệnh tình sẽ nặng hơn, thậm chí có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế chăm sóc bà bầu bị viêm gan B đúng cách là điều cần thiết giúp đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. 

 Cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B

Bà bầu bị viêm gan B mặc dù không ảnh hưởng xấu tới phát triển của bé, thai nhi không có nguy cơ dị dạng. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ ngay sau sinh, bé có thể bị viêm gan mãn tính hoặc mắc xơ gan khi trưởng thành. Do đó, các bà bầu khi viêm gan B cần được phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con kịp thời.

Khi bị viêm gan B, trước hết, các bà bầu cần bình tĩnh, tìm cách chăm sóc bản thân tốt, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. 

Để chăm sóc bà bầu khi bị viêm gan B, bạn có thể tham khảo một số điều như sau:

Bị viêm gan B bà bầu nên ăn gì?

Khi bị viêm gan B, các bà bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất

Ngoài ra, các bà bầu cần tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch:

  • Các loại rau củ, hoa quả tươi, giàu sắt, vitamin, nhất là vitamin C.
  • Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa để tăng cường canxi và dưỡng chất thiết yếu. 
  • Nên ăn thêm các loại hạt nhằm cung cấp dinh dưỡng và chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho gan.
  • Thực phẩm giàu protein, không chứa chất béo như ức gà, cá hồi, các loại đậu, thịt bò nạc,…
  • Ăn nhiều thực phẩm màu xanh đậm, màu cam, đỏ bởi chúng giàu vitamin, dưỡng chất tốt cho gan. 

Bà bầu nên kiêng gì khi viêm gan B?

Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, giảm gánh nặng cho gan, bà bầu cũng nên hạn chế, kiêng một số thực phẩm như:

  • Nước ngọt, đồ ăn nhiều đường, chất béo, dầu mỡ,…
  • Tránh đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia.

Đây đều là những thực phẩm có thể khiến virus viêm gan B phát triển mạnh hơn, gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B, bạn cần tuyệt đối lưu ý những thông tin này. 

Những điều bà bầu viêm gan B cần tránh

Bên cạnh duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bà bầu bị viêm gan B cũng cần giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá. Bởi việc lo lắng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới ăn uống, làm suy giảm chức năng gan và đặc biệt ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Ngoài ra, việc phát hiện bệnh từ sớm cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm hiệu quả. Do đó, các mẹ hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tốt hơn. 

Nếu không may mắc viêm gan B khi đang mang bầu, các thai phụ cũng nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể, không được tự ý mua thuốc về dùng. 

Mẹ bị viêm gan B có lây sang bé không?

Viêm gan B là bệnh có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, khả năng lây truyền còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ cụ thể:

Trước khi mang thai: 

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B trước khi mang thai nhưng không biết, không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau sinh, thì khả năng cao bé cũng sẽ mắc viêm gan B. Đáng nói, có tới một nửa số trẻ có nguy cơ mắc viêm gan mãn tính, sau đó phát triển thành suy gan, xơ gan hay ung thư gan lúc trưởng thành nếu bị viêm gan B lây từ mẹ. 

Ngoài ra, nếu mẹ bầu viêm gan B trước khi mang thai nhưng chưa được điều trị dứt điểm hoặc chưa điều trị, ở cuối thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao lây bệnh từ mẹ.

Ở giai đoạn mang thai:

Trong giai đoạn này, thai nhi và máu của mẹ không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Bé sẽ nhận dưỡng chất từ mẹ qua nhau thai. Trước 24 tuần đầu tiên, bé ít có nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ bởi hàng rào nhau thai khá dày.

Từ tuần thứ 25, nhau thai sẽ mỏng dần, các mô liên kết sẽ giảm đáng kể. Càng về cuối thai kỳ, nhau thai sẽ nhạy cảm ơn, có thể dễ dàng tổn thương chỉ với một tác động nhẹ. Khi nhau thai tổn thương, máu của mẹ sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với bé, làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con khi mang thai cũng không đáng kể. 

Trong quá trình chuyển dạ:

Khi chuyển dạ, tử cung co thắt, mạch máu nơi nhau bám cũng co thắt theo khiến máu của mẹ có thể tiếp xúc trực tiếp với máu của em bé. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé. 

Khi sinh nở, bé cũng có thể nhiễm virus viêm gan B nếu tiếp xúc với dịch âm đạo của người mẹ. 

Mẹ bầu viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ

Khi bị viêm gan B, nhiều người cho rằng mẹ bầu nên sinh mổ để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho con. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, bà bầu bị viêm gan B không nhất thiết phải sinh mổ bởi phương pháp này cũng không giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh ở bé. Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có bằng chứng xác thực cho thấy sinh thường hay sinh mổ, phương pháp nào khiến bé có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B từ mẹ cao hơn.

Chính vì thế, trước khi lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, sản phụ nên cân nhắc và thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ. Để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh của bé, thai phụ cũng cần tìm hiểu các giải pháp phòng ngừa từ trước và sau sinh. 

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú

Nhiều mẹ lo lắng bản thân bị viêm gan B có nên cho con bú hay không. Theo các chuyên gia, mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường bởi viêm gan B chỉ lây nhiễm nếu đầu vú bị rạn, nứt, chảy máu, tiết dịch và bé bị trầy xước niêm mạc miệng. Do đó, nếu bé bị nứt miệng, tưa lưỡi, mẹ cần điều trị dứt điểm cho bé và ngừng cho bé bú mẹ. 

Ngoài ra, nếu bé đã được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B ngay sau sinh và sau đó tiêm vắc-xin phòng viêm gan B, mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường.

Thời gian bị nhiễm viêm gan B trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng cho bé. Do đó, việc chăm sóc bà bầu bị viêm gan B đúng cách là điều rất quan trọng, giúp đảm bảo mẹ và bé khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

Xem thêm