3.2/5 - (6 bình chọn)

Đẻ ở Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không là băn khoăn của nhiều người, nhiều gia đình. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cơ sở vật chất, nhân lực, hoạt động chuyên môn, giá dịch vụ tại khoa Sản của Bệnh viện Thanh Nhàn để mọi người biết và tự nhận định xem đẻ ở bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không.

1/ Lịch sử hình thành và cơ sở vật chất của khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn

Nếu muốn đẻ tại Bệnh viện Thanh Nhàn thì mọi người nhất định phải biết về lịch sử hình thành và cơ sở vật chất của khoa Sản bệnh viện này. Theo đó, khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn đã có lịch sử khá lâu đời (từ năm 1984). Ban đầu khoa chỉ bao gồm 9 cán bộ công nhân viên (3 bác sĩ, 5 nữ hộ sinh, 1 hộ lý) với điều kiện vật chất và trang thiết bị khá sơ sài. 

Tuy nhiên, đến nay, sau nhiều năm hình thành phát triển, khoa Sản đã được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và nhân lực. Khoa nằm ngay tại tầng 1 nhà 11 tầng với 58 giường bệnh và nhiều trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, khoa được chia thành 3 khu vực chức năng nhiệm vụ riêng với đầy đủ các phòng khám, phòng điều trị để chăm sóc tốt nhất cho thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh. 

– Khu vực phòng khám: Khu vực này bao gồm phòng khám thai; phòng khám phụ khoa, khu làm thủ thuật và phòng khám dịch vụ theo yêu cầu.

– Khu vực phòng đẻ và trực cấp cứu: Đây là khu vực mà các gia đình đang băn khoăn đẻ ở Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không cần đặc biệt quan tâm. Khu vực này gồm phòng đẻ (phòng 101, 107), phòng chờ đẻ, phòng hỗ trợ sinh sản, phòng chăm sóc sơ sinh (phòng 102), phòng tắm bé và phòng tư vấn và tiêm vaccine (phòng 105).

– Khu vực điều trị: Khu vực này gồm 8 phòng bệnh. Trong đó có 3 phòng hậu sản (phòng 104, 106, 108); 4 phòng hậu phẫu sản khoa và phụ khoa (phòng vip 110, 117, 119, 102) và 1 phòng điều trị dành cho bệnh nhân phụ khoa (phòng 112).

2/ Hệ thống y bác sĩ của khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn

Không chỉ có cơ sở vật chất được đầu tư nhanh chóng, số phòng ban chuyên môn gia tăng mà khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn còn không ngừng thu hút các bác sĩ giỏi.

Hiện tổng số nhân sự của khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn đã lên đến 50 cán bộ công nhân viên với 15 bác sĩ, 33 điều dưỡng và 2 hộ lý. Trong đó, có 2 bác sĩ chuyên khoa II, 1 bác sĩ chuyên khoa I, 3 thạc sĩ, 3 bác sĩ nội trú và 6 bác sĩ định hướng sản để hỗ trợ tốt nhất cho sản phụ trước và trong khi sinh. 

Đặc biệt, toàn khoa được điều hành bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức như: Trưởng khoa bác sỹ CKII Phan Thị Ánh Tuyết; Phó khoa thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Bích và bác sỹ CKI Trần Quyết Thắng.

3/ Hoạt động chuyên môn tại khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn

Hoạt động chuyên môn cũng là vấn đề mà những người đang thắc mắc đẻ ở Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không. Cụ thể, các hoạt động chuyên môn cho sản phụ mà khoa Sản Bệnh viện Thanh Nhàn hiện đang tiến hành: 

– Khám và tư vấn cho phụ nữ có thai. Đồng thời, quản lý thai cho các thai phụ từ khi bắt đầu có thai cho đến lúc sinh; theo dõi sát sao để phát hiện sớm, điều trị các bất thường trong thai kỳ.

– Khám sàng lọc trước sinh và tổ chức các lớp tư vấn trước sinh để tư vấn cho thai phụ về những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết cho quá trình mang thai và sau sinh. 

– Tiến hành điều trị các trường hợp thai nghén bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, dọa sảy thai, mổ cũ, dọa đẻ non…

– Thực hiện đầy đủ các dịch vụ như đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó, đẻ không đau và phẫu thuật bắt thai.

– Chăm sóc, điều trị sau đẻ thường hoặc sau mổ lấy thai cho sản phụ. Tại đây các sản phụ được bác sĩ và nhân viên y tế theo dõi sát sao, làm vệ sinh tầng sinh môn hành ngày, được tư vấn về dinh dưỡng sau sinh, cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ.

– Với trẻ sơ sinh thì sau sinh các bé được tiêm Vitamin K phòng xuất huyết não, tiêm vacxin phòng viêm gan B miễn phí theo chương trình tiêm chủng của thành phố. Đồng thời tiến hành đo

thính lực, test vàng da và lấy máu gót chân làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Hàng ngày các cháu còn được tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và thay tã lót….

4/ Sản phụ đẻ tại Bệnh viện Thanh Nhàn sẽ trải qua những bước nào?

Quy trình của một ca đẻ tại Bệnh viện Thanh Nhàn sẽ giúp bạn dễ đánh giá hơn về việc đẻ ở Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không. Cụ thể, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, sản phụ được các bác sĩ, nữ hộ sinh thăm khám kỹ lưỡng và theo dõi sát sao các triệu chứng của việc chuyển dạ như tim thai nhi, cơn co tử cung, độ mở của tử cung và độ lọt.

Khi có dấu hiệu sắp đẻ thì sản phụ sẽ được chuyển vào phòng đẻ được thiết kế và trang bị hiện đại gồm bàn đẻ, máy theo dõi mạch huyết áp, máy truyền dịch, máy theo dõi tim thai liên tục (monitoring), hệ thống oxy và máy hút trung tâm, điều hoà không khí hai chiều, bàn hồi sức sơ sinh….

Nếu sản phụ thuộc trường hợp đẻ khó, phải mổ lấy thai thì sẽ được chuẩn bị thủ tục tại phòng đẻ rồi chuyển lên khoa phẫu thuật. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ rồi tiến hành mổ lấy thai. Chỉ sau 5 – 10 phút thai nhi sẽ được lấy ra và ca mổ lấy thai kết thúc sau khoảng 1 tiếng.

Trẻ sơ sinh được hồi sức ngay tại phòng mổ, làm rốn rồi mới chuyển về khoa Sản. Trong khi đó, sản phụ đẻ mổ sẽ được theo dõi 1 – 6 tiếng tại khoa gây mê hồi tỉnh rối mới chuyển về khu điều trị của khoa Sản. Các sản phụ sau đẻ được theo dõi từ 3 – 5 ngày. Nếu thấy sức khỏe ổn định thì sẽ cho ra viện.

Review từ các mẹ đi đẻ tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Vợ mới sinh ở Thanh Nhàn, nhìn chung các bác sĩ rất nhiệt tình
không tỏ vẻ gì khó chịu cả, nhưng đến lúc sinh xong bác sĩ gọi vào hỏi :
Thế từ đêm qua đến giờ ( từ 1h đếm đến 6h sáng vợ mình sinh ) bác sĩ vất vả
thì cảm ơn bác sĩ như nào đây hỏi thẳng luôn ợ, và đặt vấn đến 2 triệu, thôi thì
em thấy mẹ tròn con vuông ( vợ em đẻ mổ ) kíp trực đêm hôm đấy có 2 bác sĩ 3 hộ lý +2 y tá
– Lúc sinh 2 bác sĩ gây mê 2 bác sĩ mổ 1 y tá 1 thấy cũng nhiều người nên em đưa 2 triệu
không có lăn tăn gì, có những loại phòng cho các mẹ chọn sau khi sinh là : phòng vip 500k/1 ngày trong phòng, chỉ có 3 giường bệnh, phòng vip 2 250k thì có 5 giường bệnh ( 2 loại này điều hòa 24/24) và có phòng 200k …..
Trước khi đẻ thì đem bảo hiểm và cmnd đến khám và đăng ký đẻ ( mất tiền khám thôi) đăng ký đẻ không mất ) và làm các xét nghiệm cần thiết xong người ta hẹn tuần sau đến khám ( tuần sau không cần đến cũng đựoc, khi nao đau bụng âm ỉ, hoặc ra máu, vỡ ối thì lên tự khắc người ta làm thủ tục cho
Khi làm thủ tục nếu đẻ thường đặt cọc trước 2 triệu and 1 triệu tiền viện phí, đẻ mổ 4 triệu tiền mổ + 2 triệu tiền viện phí ( cái này sẽ được hoàn trả lại nếu có bảo hiểm ) tình ra các mẹ cứ chuẩn bị cho lần vượt cạn nếu không may mổ tầm 10 triệu có bảo hiểm chắc chỉ hết 5 triệu là nhiều
Lưu ý bác sĩ đặt vấn đề là 1 đằng còn mình muốn cho bao nhiêu là tùy mình, em thấy nhiều người còn không cảm ơn bác sĩ người ta nói thẳng nhà nghèo không có tiền. còn các gia đình em để ý hay đưa 1 triệu nếu thường 2 triệu nếu mổ…

Bạn đọc Liên lại chia sẻ: Sinh ở đây rẻ hơn ở các Bệnh viện khác, Phòng 3 giường là 250k/ngày, có điều hòa, tivi, vệ sinh khép kín. Còn vào đây cũng chả cần phải quen bác sĩ gì đâu. Cứ phong bì là quen hết ý mà. Ở đây khi tiêm, tắm cho con bạn cũng không cần phải để tiền đâu. Ở đây có 1 cái tớ ghét đấy là đến giờ thuốc ý đuổi hết người nhà ra, chỉ có mỗi 2 mẹ con thôi.

Như vậy, có thể thấy Bệnh viện Thanh Nhàn chỉ có khoa Sản chứ không chuyên về sản như các bệnh viện phụ sản khác. Tuy nhiên, khoa đang có cơ sở vật chất và hệ thống hoạt động chuyên môn khá đầy đủ, các bước làm việc khoa học.

Hơn nữa, do chỉ đón tiếp khoảng 3000 sản phụ mỗi năm nên các phòng chuyên môn đều khá rộng rãi, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có điều kiện quan tâm kỹ lưỡng đến từng sản phụ và trẻ sơ sinh.

Giờ bạn đã biết đẻ ở Bệnh viện Thanh Nhàn có tốt không chưa? Nếu nhà gần và thai nhi ổn định (không phải các trường hợp quá nguy hiểm) thì bạn có thể chọn bệnh viện này để cả mẹ và bé đều được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nhé!