Trong điều kiện nhiều dịch bệnh hoành hành như hiện nay, việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm Vắc-xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng cho trẻ chính là cách phòng bệnh chủ động tốt nhất. Tiêm vắc xin giúp cơ thể của trẻ chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh tật gây ra.
Hãy cùng ICondom tìm hiểu xem Lịch tiêm chủng Vắc-xin cho trẻ năm 2020 có những điều gì cần đặc biệt quan tâm
Vì sao cần chú ý lịch tiêm chủng cho trẻ?
Tiêm chủng là việc đưa một lượng Vắc-xin (kháng nguyên của vi-rút hay vi khuẩn gây bệnh) có liều lượng vừa đủ vào cơ thể trẻ chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ, tạo ra kháng thể chống lại bệnh.
Tiêm chủng giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh
Việc trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngoài việc tạo sức đề kháng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm còn tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc tàn phế mà một số bệnh có thể gây ra.
Theo số liệu thống kê, khoảng 85 – 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm thường gặp và một số bệnh ít gặp nhưng để lại nhiều di chứng nặng nề, có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó, chi phí dành cho việc tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí chữa trị và chăm sóc y tế nếu không may trẻ bị mắc bệnh.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm Vắc-xin đầy đủ, đúng lịch và đúng loại Vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cả cộng đồng và toàn xã hội.
Lịch tiêm chủng Vắc-xin cho trẻ năm 2020 có gì mới?
Theo Bộ Y tế ban hành về việc tiêm chủng Vắc-xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cho các trẻ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan siêu vi B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, bệnh Rubella.
Trong đó, có 2 loại Vắc-xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh. Đó là Vắc-xin viêm gan siêu vi B, tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và Vắc-xin lao tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Vắc-xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ nhỏ.
Từ tháng 6-2018:
· Vắc-xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất là Vắc-xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quinvaxem.
· Vắc-xin bại liệt IPV tiêm một mũi lúc 5 tháng tuổi.
STT | Các bệnh truyền nhiễm hiện đã có vắc-xin tại Việt Nam | Vắc-xin, đối tượng, lịch tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng | ||
Vắc-xin | Đối tượng | Lịch tiêm/uống | ||
1 | Bệnh viêm gan vi-rút B | Vắc-xin viêm gan B | Trẻ sơ sinh | Tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh |
Vắc-xin tổng hợp có thành phần phòng bệnh viêm gan B | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 2 tháng tuổiLần 2: tối thiểu 1 tháng sau lần 1Lần 3: tối thiểu 1 tháng sau lần 2 | ||
2 | Bệnh lao | Vắc-xin lao | Trẻ dưới 1 tuổi | Tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh |
3 | Bệnh bạch hầu | Vắc-xin phối hợp có thành phần bạch hầu | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 2 tháng tuổiLần 2: tối thiểu 1 tháng sau lần 1Lần 3: tối thiểu 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi | |||
4 | Bệnh ho gà | Vắc-xin phối hợp có thành phần ho gà | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 2 tháng tuổiLần 2: tối thiểu 1 tháng sau lần 1Lần 3: tối thiểu 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi | |||
5 | Bệnh uốn ván | Vắc-xin phối hợp có thành phần uốn ván | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 2 tháng tuổiLần 2: tối thiểu 1 tháng sau lần 1Lần 3: tối thiểu 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi | |||
6 | Bệnh bại liệt | Vắc-xin bại liệt uống | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổiLần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Vắc-xin bại liệt tiêm | Trẻ dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ được 5 tháng tuổi | ||
7 | Bệnh do Haemophilus influenzae týp B | Vắc-xin Haemophilus influenzae týp B hoặc Vắc-xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp B | Trẻ dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 2 tháng tuổiLần 2: tối thiểu 1 tháng sau lần 1Lần 3: tối thiểu 1 tháng sau lần 2 |
8 | Bệnh sởi | Vắc-xin sởi | Trẻ dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi |
Vắc-xin phối hợp có thành phần sởi | Trẻ dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi | ||
9 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc-xin viêm não Nhật Bản B | Trẻ từ 1 đến 5 tuổi | Lần 1: khi trẻ được 1 tuổiLần 2: 1 – 2 tuần sau lần 1Lần 3: 1 năm sau lần 2 |
10 | Bệnh rubella | Vắc-xin phối hợp có chứa thành phần Rubella | Trẻ dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi |
Bên cạnh 10 loại Vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ vẫn cần tiêm phòng nhiều loại Vắc-xin chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như:
· Vắc-xin phòng thủy đậu
· Vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella
· Vắc-xin phòng viêm gan A, A+B
· Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
· Vắc-xin phòng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do Haemophilus Influenzae không định tuýp.
· Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rota virus
· Vắc-xin phòng cúm
· Vắc-xin phòng dại
· Vắc-xin phòng thương hàn
· Vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (dành cho bé gái từ 9 tuổi trở lên và chưa quan hệ tình dục)
Lưu ý sau khi tiêm cho trẻ
- Nếu vết tiêm sưng, tấy đỏ, cha mẹ có thể chườm lạnh tại vết tiêm, không nên chườm nóng
- Nếu trẻ sốt < 38.5 độ, chườm ấm, cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng
- Nếu trẻ sốt > 38.5 độ, cho trẻ uống hạ sốt, theo dõi tại nhà
- Nếu trẻ sốt trên 39 độ, cần cho trẻ uống hạ sốt, đồng thời đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế
Bệnh Bạch hầu và câu chuyện bùng phát ở Đắc Nông
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong tháng 6/2020 đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô; 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Tính đến nay, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó một bệnh nhi đã tử vong.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các nơi có mật độ dân cư cao. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bạch hầu liên tục giảm từ năm 1984 đến nay, tương ứng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hơn 30 năm qua đã triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em dưới 1 tuổi. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000. Tính đến năm 2012 Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,01/100.000 dân, đa số là trường hợp tản phát hoặc ổ bệnh bạch hầu nhỏ trên quy mô thôn, xã và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh này là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn khó tiếp cận với hoạt động tiêm chủng, đồng thời cũng chưa nắm được đầy đủ thông tin cũng như chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của vắc xin trong việc phòng chống bệnh bạch hầu. Chính vì vậy trẻ không được tiêm hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ nên dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, theo thời gian, miễn dịch có được từ tiêm vắc xin bạch hầu sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng mũi nhắc của vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em và người lớn lại chưa được thực hiện tốt, do đó nhiều trường hợp vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu mặc dù trẻ đã tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi và khả năng bảo vệ của vắc xin trong cộng đồng người lớn sẽ thấp.
Để bảo vệ bản thân và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu, người dân cần tiêm đầy đủ vaccine phòng chống bệnh bạch hầu; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh; khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng hay nổi hạch dưới hàm cần khẩn trương đi khám và làm xét nghiệm cần thiết…
Be the first to write a comment.