Rate this post

Thế nào là sỏi amidan

Sỏi amidan (tonsil stone) còn được gọi là bã đậu amidan, là sự khoáng hóa của các mảnh vụn trong các kẽ hở của amidan, thường ở amidal khẩu cái. Khi không khoáng hóa, sự hiện diện của các mảnh vỡ được gọi là viêm amidan mãn tính (chronic caseous tonsillitis- CCT). Do cấu tạo amidan có nhiều hốc nhỏ, lồi lõm không đều nên khi ăn dễ bị mắc thức ăn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lắng đọng các chất cặn kết hợp lại tạo thành sỏi amidan.

Các triệu chứng có thể bao gồm hôi miệng. Dù không gây đau đớn, nhưng có thể gây cảm giác vướng trong miệng gây mất sự tự tin của người bệnh.

Các yếu tố gây ra sỏi amidan

Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm: nhiễm trùng họng tái phát. Sỏi amidan chứa một màng sinh học bao gồm một số vi khuẩn khác nhau. Mặc dù chúng thường xảy ra ở amidan vòm họng, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở amidan lưỡi. Sỏi amidan đã được ghi nhận có trọng lượng từ 0,3 g đến 42g.

Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng là yếu tố liên quan tới sự hình thành amidan. Thường xuyên sử dụng các chế phẩm từ sữa, các sản phẩm này có chứa nhiều canxi tham gia vào quá trình tạo sỏi. Hút thuốc lá và uống rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ gây hình thành sỏi.

Vệ sinh răng miệng kém: Một phần nguyên nhân tạo sỏi là do thức ăn bị mắc kẹt lại các hốc trong amidan, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thức ăn này sẽ tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ đó gây hình thành sỏi.

Do các tác nhân dị ứng: Trên một người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên cũng làm cơ thể phản ứng lại, làm tăng tiết dịch các dịch này tích tụ lại amidan gây sỏi.

Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi amidan

– Có thể thấy những đốm trắng hoặc vàng ở phía sau cổ họng.
– Hôi miệng. Mùi miệng có thể giống mùi trứng thối.
– Đau họng. Đôi khi có thể đau khi nuốt.
– Sỏi amidan lớn hơn có thể gây hôi miệng tái phát, thường đi kèm với nhiễm trùng amidan, đau họng, mảnh vụn trắng, mùi vị khó chịu ở phía sau cổ họng, khó nuốt, đau tai và sưng amidan.

Cách điều trị sỏi amidan

– Nếu sỏi amidan không có triệu chứng thì không cần điều trị.
– Súc miệng bằng nước muối, điều này sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng của viêm amidan.
– Điều trị bằng phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ amidan. Được chỉ định khi sỏi amidan quá lớn và có triệu chứng làm người bệnh rất khó chịu. Phẫu thuật cắt amidan thường diễn ra khá đơn giản, người bệnh nhanh chóng phục hồi

Cách phòng tránh sỏi amidan

Cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý và lời khuyên dành cho người bị sỏi amidan hốc mủ như sau:

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng, vòm họng hợp lý. Đánh răng và làm sạch vòm họng mỗi ngày hai lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra có thể súc miệng bằng nước muối ấm để cải thiện các dấu hiệu sỏi amidan và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.

– Sử dụng các loại thức ăn mềm trong thời gian điều trị. Hạn chế các loại thức ăn thô, cứng để tránh làm tổn thương amidan và xuất huyết ở họng.

– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

– Uống nhiều nước và uống nước ấm, không nên uống nước đá quá nhiều, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.

– Hạn chế nói to, không nên la hét. Điều này có thể gây tổn thương Amidan, thanh quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

– Sử dụng khẩu trang và các vật dụng bảo hộ khi cần đi ra ngoài. Những người làm việc ở môi trường nhiều khói bụi, hóa chất nên sử dụng quần áo bảo hộ, che chắn mũi, miệng cẩn thận.

– Đến bệnh viện thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Sỏi amidan là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.