Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh gout đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Bệnh gout nếu không được điều trị đúng và chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vậy, người cao tuổi bị bệnh gout cần chăm sóc như thế nào? Hãy cùng ICondom theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Gout là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh?
Gout (hay còn gọi là bệnh gút hoặc thống phong) là bệnh lý về viêm khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể con người, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Nồng độ axit uric trong máu quá cao sẽ làm hình thành các tinh thể nhỏ lắng đọng ở các khớp, gây viêm và sưng đau cho bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp của bệnh là xuất hiện những cơn đau đột ngột giữa đêm ở các khớp, thường là khớp ngón chân cái và một số khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân… Bệnh gout đa phần xuất hiện ở nam giới sau 30 tuổi, đặc biệt là những người hay uống rượu bia và ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm. Thói quen ăn uống không kiểm soát là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam cao hơn nữ.
Người cao tuổi bị gout cần chăm sóc như thế nào?
1. Chế độ ăn
Đối với người mắc bệnh gout, chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Chính vì vậy, nếu bạn đang phải chăm sóc người cao tuổi bị bệnh gout, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:
- Hạn chế cho người bệnh ăn những món ăn có chứa nhiều purin như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, hải sản… Ngoài ra, các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật như gan, tim, óc, lưỡi… cũng nên tránh.
- Khi chế biến món ăn cho người cao tuổi bị bệnh gout, bạn nên thái miếng nhỏ, luộc chín kỹ. Không cho người bệnh ăn có món xào, rang, ít nước.
- Hạn chế cho người bị bệnh gout ăn các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt, các loại đậu…
- Bạn nên cho người cao tuổi ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây để làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric.
- Bạn nên chú ý đến việc uống nước. Mỗi ngày, người bệnh cần uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải axit uric và hạn chế ứ đọng tinh thể urat.
- Người cao tuổi bị bệnh gout nên tránh uống trà, cà phê, các loại nước mát được điều chế từ thực vật (nước mía, rau má…) và các loại nước giàu vitamin C (nước cam, nước chanh…) vì các loại nước này có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể urat.
2. Thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các triệu chứng của bệnh gout. Người cao tuổi bị bệnh gout cần chú ý một số vấn đề sau:
Trong cơn đau: nếu bạn thấy người bệnh đang lên cơn đau, hãy để họ nghỉ ngơi hoàn toàn vì sự vận động có thể làm phóng thích muối urat vào khớp, gây sưng đau. Do đó, trong trường hợp này, người cao tuổi bị bệnh gout cần nằm im bất động để giảm đau.
Ngoài cơn đau: người bị bệnh gout cần có chế động sinh hoạt phù hợp để cải thiện các triệu chứng của bệnh
- Uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ thuốc trong toa. Quan trọng hơn, tuyệt đối không được tự mua thuốc về điều trị vì uống thuốc không đúng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như khớp bị biến dạng, mất chức năng, sỏi thận, suy thận, tàn phế…
- Tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn tiến các triệu chứng của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Ngoài bệnh gout thì người cao tuổi thường hay gặp một số vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, bệnh thận, đái tháo đường… Những bệnh này thường khiến cho bệnh gout trở nên khó kiểm soát, vì vậy bạn nên chú ý đến những vấn đề sức khỏe này nhé.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì
- Giúp người cao tuổi vận động nhẹ nhàng thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên tập những bài tập nhẹ, vừa sức, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ nặng.
- Giúp người bệnh giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người bệnh để họ cảm thấy thoải mái, tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc điều trị.
Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm một vài kinh nghiệm khi chăm sóc người cao tuổi bị bệnh gout. Nếu bạn thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy sớm liên lạc với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Be the first to write a comment.