Phụ nữ thường có tâm lý e ngại, xấu hổ khi đi khám phu khoa. Và đối với phụ nữ chưa có gia đình thường có suy nghĩ lấy chồng mới mắc bệnh phụ khoa.
Từ những suy nghĩ e ngại về việc khám phụ khoa đã khiến cho rất nhiều chị em mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm và có thể dẫn mất khả năng có con
Phụ nữ chưa lập gia đình có nên đi khám phụ khoa?
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đã lập gia đình hay chưa lập gia đinh đều nên khám phụ khoa 6 tháng/lần để phát hiện sớm những triệu chứng bệnh, tìm cách phòng tránh, chữa trị kip thời tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Lý do là vì dù đã lập gia đình hay chưa thì nguy cơ mắc bệnh phụ khoa luôn luôn thường trực ở bất kì tuổi nào. Hơn nữa, bệnh phụ khoa rất dễ mắc do các thói quen xấu trong sinh hoạt như:
- Mặc quần lót bó sát: Những loại quần lót vừa dày lại không thoáng khí, các chất bài tiết ra ở âm đạo và mồ hôi không thể phân tán, tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến phụ nữ bị viêm phụ khoa.
- Ngồi nhiều và tư thế không chính xác:Phụ nữ ngồi bắt chéo chân thường xuyên làm gia tăng nhiệt độ cục bộ, điều này đang tạo môi trường nóng ẩm ở vùng đáy chậu, thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, từ đó dẫn đến viêm vùng ngoài âm hộ hoặc viêm âm đạo.
- Phương pháp vệ sinh vùng kín không chính xác: Phương pháp vệ sinh vùng kín chính xác nhất cho chị em là làm sạch bộ phận sinh dục trước, sau đó mới tiếp tục làm sạch phần hậu môn.
- Vì nếu làm sạch phần hậu môn trước vùng kín, các vi khuẩn ở hậu môn sẽ xâm nhập vào âm đạo, hoặc trong kì kinh nguyệt sử dụng chậu tắm… vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ xâm nhập vào trong cơ quan sinh dục.
- Ngoài ra việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ trong thời gian dài vệ sinh sẽ phá vỡ độ pH ban đầu của âm đạo, phá vỡ khả năng tự làm sạch của nó và bệnh phụ khoa cũng sẽ kéo đến.
Bởi vậy, phụ nữ cần có cái nhìn khách quan hơn về việc khám phụ khoa. Phụ nữ chưa có chồng cũng cần đi khám phụ khoa để hiểu và biết cách chăm sóc sức khỏe của mình, đồng thời phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Quy trình khám phụ khoa cho phụ nữ chưa lập gia đình
Điều lo láng nhất đối với chị em chưa lập gia đình khi đi khám phụ khoa chính là lo sợ rách màng trinh, tuy nhiên xin khẳng định với chị em phụ nữ rằng quá trình khám phụ khoa đối với phụ nữ chưa chồng sẽ không ảnh hưởng đến màng trinh.
Quy trình khám phụ khoa đối với các phòng khám bệnh viện cho đối tượng phụ nữ chưa lập gia đình như sau:
- Ban đầu bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về lý do đến khám, tiền sử các bệnh và tìm hiểu lối sống sinh hoạt hàng ngày.
- Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng bụng để kiểm tra dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, xác định xem bụng có khối u không,…
- Sau đó sẽ khám bộ phận sinh dục ngoài, kiểm tra vùng mu, âm vật và tầng sinh môn,…Nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ dung dụng cụ chuyên dụng lấy dịch âm đạo để xét nghiệm (chị em có thể yên tâm là thao tác này sẽ được thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng, không ảnh hưởng đến màng trinh).
- Kết thúc quá trình khám bệnh chị em chờ lấy kết quả, nếu mắc bệnh sẽ được kê đơn thuốc và dặn dò những chỉ định khác.
Dấu hiệu nên đi khám sản phụ khoa
Khi có những dấu hiệu bất thường về vùng kín, cần đến ngay phòng khám để được chẩn đoán và xét nghiệm cũng như chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh nặng kéo dài, dẫn đến biến chứng.
- Ngứa bộ phận sinh dục: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của những ai bị viêm nhiễm phụ khoa. Khi chị em có hiện tượng ngứa, rát vùng kín cần đến cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.
- Khí hư bất thường: Khi có dấu hiệu bất thường của khí hư như: khí hư ra nhiều, kèm mùi tanh, hôi; khí hư có màu vàng, xanh… chị em cần phải đi khám ngay.
- Đau bụng dữ dội trong thời kì kinh nguyệt: Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ hay có dấu hiệu đau bụng nhưng cơn đau chấm dứt trong thời gian ngắn.
- Tuy nhiên ở một số chị em có thể bị đau bụng dữ dội kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý lạc nội mạc tử cung, lâu dần sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh do viêm dính vùng tiểu khung.
Be the first to write a comment.