5/5 - (3 bình chọn)

Mặc dù rất phổ biến nhưng theo tìm hiểu thì có khá nhiều người không biết trầm cảm là bệnh như thế nào, đây cũng là nguyên nhân khiến phát hiện bệnh muộn, khi người bệnh đã có những hành động tiêu cực.

Đặc biệt trầm cảm vì thất nghiệp trong dịch bệnh ngày càng tăng? Phải làm gì để vượt qua nó. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom.

Mất việc là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của bạn, đặc biệt là khi nó đến một cách đột ngột. Mất việc trong lúc Covid-19 đang bùng phát lại càng khiến tình trạng stress thêm nghiêm trọng.

Khi ấy, bạn không chỉ mất đi một nguồn thu nhập ổn định mà còn đánh mất cả mục đích, thói quen và những người bạn đồng nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. 

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Theo Kristin Bianchi – bác sĩ tâm lý tại Trung tâm Thay đổi Hành vi và Rối loạn lo âu (Mỹ), bạn có thể sẽ bị khó ngủ, không cảm thấy buồn ngủ, hoặc dậy sớm hơn dự định.

1-2 đêm mất ngủ là chuyện bình thường, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nó thực sự rất đáng lo ngại. “Họ sẽ trở nên lo lắng nếu cứ mất ngủ triền miên”, cô cho biết.

Kể cả khi thất nghiệp, áp lực trong công việc cũ vẫn có thể đeo bám bạn dai dẳng. Patricia Haynes – phó giáo sư Khoa Khoa học Thúc đẩy Sức khỏe của ĐH Arizona – đã tiến hành một nghiên cứu về tác động lâu dài của các yếu tố gây stress nơi công sở lên sức khỏe con người sau khi bị sa thải. Bà và các đồng nghiệp phát hiện rằng những người cảm thấy bất an hay chịu áp lực từ việc đấu đá nơi công sở thường bị mất ngủ sau khi mất việc.

“Càng nhiều rào cản, ví dụ như rào cản chính trị, rào cản trong việc thăng chức, những thứ khiến cho mọi người không thể làm tốt công việc của họ – tất cả những yếu tố gây stress đó đều liên quan tới tình trạng mất ngủ sau khi người lao động mất việc”, bà nói.

Sức khỏe tinh thần sụt giảm

Hai dấu hiệu trầm cảm rõ nhất ở những người lao động bị mất việc là khi họ không còn hứng thú với những hoạt động mình từng thích trước kia và khi họ cảm thấy tâm trạng xuống dốc trong 2 tuần liên tiếp. “Nó hơi giống với sự buồn bã, chán nản. Đôi khi, nó lại thể hiện dưới hình thức giận dữ hoặc khó chịu”.

Thay đổi tính cách, ít dễ chịu hơn

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi này là do cách nhìn của bạn thay đổi sau khi thất nghiệp dài hạn. “Khi mới thất nghiệp, họ vẫn có động lực để xử sự bình thường nhằm tìm kiếm một công việc mới hoặc để khiến cho những người xung quanh yên tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài vài năm, những động lực này sẽ mất dần”

Cơ thể nhức mỏi, đau nửa đầu, đau bụng

Khi cơ thể bị stress, cơ bắp của bạn sẽ cứng lại để bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ tiềm tàng. Đó là một phần phản ứng tự vệ của cơ thể. Thế nhưng, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các căn bệnh mãn tính như đau nửa đầu. Ngoài ra, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa stress vì mất việc với các cơn đau ở lưng và chi trên.

Vậy làm sao để vượt qua khủng hoảng thất nghiệp

Theo bác sĩ tâm lý học Lisa Orbé-Austin, người lao động sau khi mất việc nên thiết lập một chuỗi thói quen mới để bản thân không quá nhàn rỗi và có động lực sống mỗi ngày. Bạn có thể tập thể dục, hẹn bạn ăn trưa, nghỉ ngơi sau hàng giờ ngồi tìm việc.

“Khi cảm thấy bất lực – kiểu ‘Tôi không có lương, tôi đang thất nghiệp’, bạn nên hình thành một thói quen nào đó để bản thân có việc mà làm”, cô khuyên.

Theo Haynes, dậy sớm mỗi sáng vào cùng một giờ, ăn uống đầy đủ và chăm chỉ hoạt động sẽ giúp ích nhiều cho những lao động bị mất việc.

Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để đánh bại stress và duy trì sự năng động. Ngồi không ở nhà thì dễ, nhất là khi không có việc làm. Tại sao bạn không ra ngoài và tập thể dục một lúc. Hãy dùng các ứng dụng chuyên dùng để theo dõi sự tiến bộ và duy trì động lực. Nếu bạn không thích tập thể dục, hãy chọn một môn thể thao ngoài trời.

The nhạc thiền, làm bạn với thiên nhiên

Học tiếng anh, hoặc vẽ, piano cũng giúp bạn phấn chấn hơn.

Tham gia nhóm có năng lượng tích cực, quét dọn nhà cửa, đọc sách.