Nếu bạn thường xuyên bị đau ở vùng cột sống, thắt lưng, đau bụng âm ỉ và mức độ gia tăng khi di chuyển, làm việc thì đây có thể là một vài dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm khớp vùng chậu.
Viêm khớp vùng chậu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên teo mông, hông, vô sinh, mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm.
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Khớp cùng chậu bao gồm hai khớp, nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống là khối xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Khớp cùng chậu là khớp bán động tức là bình thường không di chuyển nhưng khi sinh đẻ khớp này có thể dãn ra để giúp em bé di chuyển ra bên ngoài.
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng mà khớp 1 hoặc 2 khớp gặp phải hiện tượng viêm, đau, có thể là do vô khuẩn hoặc do nhiễm khuẩn. Viêm khớp cùng chậu có những đặc trưng sau đây:
- Đau: Biểu hiện đau có thể xảy ra ở vùng cột sống, thắt lưng, vùng giữa hai mông và chậu hông. Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài và mức độ đau sẽ gia tăng khi ngồi lâu, di chuyển ở cầu thang, dạng chân, đứng lâu; đôi khi có cảm giác tê cứng và tê lan xuống cả hai chân giống như đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau âm ỉ ở bụng.
- Cơ thể cảm thấy buồn nôn, sốt cao, đi tiểu buốt, đại tiện thì ra máu bất thường, về lâu dài làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, nguy cơ cao bị teo mông, đùi.
- Với phụ nữ mang thai bị viêm khớp vùng chậu thì cơn đau sẽ dữ dội hơn nhiều so với người bình thường ngay cả khi ngồi hay nằm, cử động rất nhẹ nhàng. Bệnh thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
- Một số chị em phụ nữ còn xuất hiện viêm ở vùng tiểu khung với những biểu hiện đau bụng âm ỉ, đau khi đại tiểu tiện, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường.
Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp cùng chậu
Các nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu thường bắt nguồn từ yếu tố nhiễm khuẩn, bệnh lý và thường xuất hiện ở phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh đẻ.
Nhiễm khuẩn
- Nếu những người bị viêm vùng kín, viêm cơ quan sinh sản, đang trong thời kỳ hành kinh mà không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, bệnh không được điều trị hiệu quả sẽ làm vi khuẩn, nấm lây lan đến xương cùng chậu và gây bệnh.
- Nhiễm khuẩn sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật y tế không đảm bảo vô trùng.
- Khi gặp tai nạn giao thông, ngã thì khớp cùng chậu có thể bị chấn thương và dẫn đến viêm.
Mắc phải các bệnh lý
Những người mắc một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng; một số bệnh đường ruột do thấp như viêm đại – trực tràng,…có thể dẫn tới viêm khớp cùng chậu.
Mang thai và sinh đẻ
- Khi mang thai, thai nhi sẽ lớn dần lên, gây ra hiện tượng chèn ép các mạch máu ở vùng tiểu khung gây ứ huyết, sung huyết tại chỗ; gây chèn ép niệu quản – bàng quang dẫn đến ứ tiểu, khó khăn trong bài tiết nước tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng. Ban đầu, nhiễm khuẩn chi khu trú ở vùng sinh dục tiết niệu và sau đó lan dần đến vùng khớp cùng chậu.
- Sinh đẻ: Khi chuyển dạ, thai nhi sẽ lọt xuống vùng tiểu khung rồi làm căng giãn khớp cùng chậu, ứ nước, phù nề vùng dây chằng quanh khớp gây viêm khớp cùng chậu đang trong tình trạng vô khuẩn.
Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, nam giới cũng có thể bị bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Nếu bệnh để lâu mà không được điều trị thì có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường:
Vô sinh, mang thai ngoài tử cung
Viêm khớp cùng chậu có thể lây lan đến cơ quan sinh sản ở lân cận bao gồm vòi trứng, tử cung, buồng trứng, làm cho chúng bị viêm, nhiễm. Từ đó, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ tích mủ ở vòi trứng, buồng trứng khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau gây vô sinh.
Trong trường hợp trứng và tinh trùng có thể thụ tinh được thì cũng dẫn đến mang thai ngoài tử cung, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Thay vì sinh thường, chị em phải sinh mổ
Viêm khớp cùng chậu gây ra những tổn thương như dính khớp và làm khung chậu không thể tự động dãn ra khi trong thời gian mang thai và sinh em bé.
Do vậy, trong suốt thời gian mang thai, chị em thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau cực kỳ khó chịu. Khi đến giai đoạn sinh em bé thì chị em còn phải đối phó với tình trạng chuyển dạ kéo dài và thậm chí là bắt buộc phải sinh mổ thay vì sinh thường.
Viêm khớp cùng chậu kéo dài còn làm teo mông, teo hông và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Khi phát hiện mình có các dấu hiệu của bệnh, giải pháp tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai thì nên theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
Be the first to write a comment.