5/5 - (1 bình chọn)

Khi cơ thể có dấu hiệu bị sốt, nhiều người luôn nghĩ rằng bản thân bị sốt thông thường và tự ý điều trị tại nhà. Tuy nhiên đến khi diễn biến bệnh nặng hơn và làm xét nghiệm mới giật mình phát hiện mình bị sốt xuất huyết.

Vậy làm thế nào để phân biệt các bệnh sốt/ sốt virus/ sốt xuất huyết? Giá xét nghiệm sốt xuất huyết hiện nay có đắt không? Cùng ICondom tìm hiểu trong bài viết sau.

Dấu hiệu phân biệt sốt thông thường, sốt virus và sốt xuất huyết

Sốt thông thường

Sốt thông thường được coi như một phản ứng của cơ thể với các yếu tố gây truyền nhiễm, hay với sự nhiễm khuẩn do các virus cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng gây nên. Tình trạng bệnh thường kéo dài hơn 2-3 ngày.

Dấu hiệu của sốt thông thường:

  • Ở người lớn:  Nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể ra nhiều mồ hôi, lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ăn không ngon, miệng khô do mất nước
  • Ở trẻ em: Nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau đầu, viêm họng, đau tai, chán ăn, nôn trớ và tiêu chảy. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, có thể xuất hiện hiện tượng co giật khi sốt cao, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sốt virus

Sốt virus là loại bệnh thường gặp nhất, kể cả người lớn hay trẻ em đều rất dễ mắc bệnh này, thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, hay do sự thay đổi  thời tiết đột ngột…

Dấu hiệu sốt virus khác nhau ở người lớn và trẻ em – cụ thể:

  • Ở người lớn: Mệt mỏi và đau người là hai triệu chứng cơ bản của người mắc bệnh sốt virus, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu …
  • Ở trẻ em: Trẻ sốt cao đột ngột tư 38-40 độ, kèm theo việc đau cơ bắp, đau nhức toàn thân khiến trẻ quấy khóc, tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng vẫn đùa nghịch, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo. Ngoài ra, ở một số trẻ có các biểu hiện khác như chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt. Sau khi sốt 2-3, trẻ thường bị phát ban.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường muỗi đốt. Bệnh lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang cho người khỏe mạnh.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn với các dấu hiệu điển hình như:

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (khoảng 39-40 độ) trong 2-3 ngày liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng như cơ thể mỏi mệt, đau nhức, buồn nôn. Ở trẻ em, nếu sốt cao liên tục không giảm trong thời gian dài có thể xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Giai đoạn xuất huyết: Sau khi sốt 2-3 ngày liên tục, trên cơ thể người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da (xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, nặng hơn thì xuất hiện các mảng bầm tím trên da), hoặc xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài ra máu). Đối với trẻ em, ngoài các triệu chứng trên có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu cam….

Giai đoạn nguy hiểm: Thông thường kể từ ngày thứ 4 tính từ lúc phát bệnh là bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này người bệnh đã không còn sốt cao, tuy nhiên có thể xuất hiện những biến chứng nặng gây sốc: cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu ít,

  • tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, hồng cầu giảm. Khi rơi vào tình trạng sốc sẽ gây nguy hại tới tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Như vậy, có thể thấy nếu một người bị sốt cao trên 3 ngày, kèm theo triệu chứng đau hốc mắt, cơ thể mỏi mệt thì nhiều khả năng người đó đã bị sốt xuất huyết.

Xét nghiệm sốt xuất huyết là làm gì?

Xét nghiệm sốt xuất huyết là việc thực hiện xét nghiệm máu cho phép phát hiện sự có mặt của virus Denge trong máu.

Theo các chuyên gia, hiện nay việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết bằng cách xét nghiệm tương đối đơn giản.

  • Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích máu thông thường sau 2 ngày phát sốt, kết quả về chỉ số về bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit trong kết quả sẽ giúp chúng ta xác định được có mắc bệnh sốt xuất huyết hay không.
  • Ngoài ra, ở một số cơ sở y tế hiện tại có khả năng thực hiện 1 xét nghiệm khác, cho kết quả chỉ sau 1 giờ. Đó là xét nghiệm Dengue NS1/Ab Combo, cho phép phát hiện kháng nguyên NS1Ag có trong máu ngay từ ngày đầu phát bệnh, từ đó đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Những ngày sau có thể làm xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM và IgG có trong máu, xét nghiệm này cũng cho độ nhạy cao và chính xác.

Tuy nhiên, ngoài việc xét nghiệm công thức máu, cần phải kết hợp xem xét đánh giá các triệu chứng lâm sàng của bệnh, các chỉ số tiểu cầu, bạch cầu, độ cô đặc máu … nhờ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Có khó khăn nào khi muốn làm kiểm tra xét nghiệm sốt xuất huyết?

Hiện nay, việc kiểm tra xét nghiệm sốt xuất huyết đã được phổ cập rộng rãi đến từng địa phương. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra nhanh chóng để xác định tình trạng bệnh với giá thành và chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc lựa chọn địa chỉ làm xét nghiệm có uy tín: bệnh viện (viện huyết học, bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung  ương….) hay các cơ sở y tế được cấp phép hoạt động đầy đủ, đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết

  • Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng dung dịch Oresol – Dung dịch bù điện giải hoặc uống nhiều nước trái cây nhằm bổ sung nước cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi, ăn thức ăn tốt cho đường tiêu hóa: cháo, súp, sữa…

Chú ý theo dõi liên tục diễn biến tình trạng bệnh, nếu thấy bệnh có chuyển biến xấu hơn, xuất hiện các triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, đau nhức, li bì, chân tay lạnh, buồn nôn…cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Một số biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Hiện tại chưa có loại thuốc đặc trị nào hay vắc xin phòng chống sốt xuất huyết, vì vậy phòng tránh bệnh là rất quan trọng.

  • Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do virus muỗi truyền qua cơ thể người, vì vậy biện pháp được ưu tiên hàng đầu là diệt muỗi, loại bỏ tối đa khả năng sinh sản của muỗi như thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường xung quanh nhà…
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn nhà cửa khô ráo, thoáng mát.
  • Hạn chế tối đa việc bị muỗi đốt bằng cách mắc màn khi ngủ, đốt nhang đuổi muỗi, bôi thuốc chống muỗi….