Rate this post

Xoắn tinh hoàn là một dạng bệnh lý mà có hiện tượng xoắn các cấu trúc ở dây thừng tinh. Nó ngăn cản máu cung cấp tới tinh hoàn và mào tinh, khiến cho tinh hoàn bị thiếu dưỡng chất trầm trọng và dẫn tới hoại tử. Với trẻ em, hiện tượng này còn gây ra nhiều biến chứng không tưởng. Vậy xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh phải làm sao? ICondom sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?

Có thể nói, xoắn tinh hoàn được xem là mối nguy hiểm đáng sợ nhất của tinh hoàn với chức năng sinh sản của người nam. Xoắn tinh hoàn chính là tình trạng thừng tinh (phần cuống của tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của chính nó, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ phần máu nuôi dưỡng tinh hoàn, khiến cho tinh hoàn bị thiếu máu nên dẫn tới tình trạng bị hoại tử tinh hoàn.

Bệnh xoắn tinh hoàn được xác định là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh hàng ngày, do bị chấn thương hoặc do khí hậu quá lạnh. Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn mang tính chất bẩm sinh, do đó trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải chứng này. Tinh hoàn ẩn cũng được cho là nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn.

Khi bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau quặn vùng bụng dưới, bìu sưng to hơn và đau nhức, xuất tinh còn ra máu. Bệnh vừa gặp cả ở trẻ em, vừa gặp cả ở người lớn.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Với người lớn, khi có những dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn sẽ nhanh chóng nhận biết được sự bất thường của mình và đến gặp các bác sĩ nhưng với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì vấn đề này cũng trở nên khó khăn hơn. Nhất là khi trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu. Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị xoắn tinh hoàn, bố mẹ còn phải phụ thuộc vào sự quyết định của bác sĩ thì sẽ hợp lý hơn.

Nếu bé sinh ra với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xoắn tinh  hoàn, cũng có một số trường hợp quá muộn để nhờ tới sự can thiệp của y học. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhưng không nhất thiết phải là khẩn cấp. Có trường hợp được phẫu thuật trước khi sinh. Với những trẻ sinh ra mới phát hiện có hiện tượng xoắn tinh hoàn thì các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khẩn cấp.

Khi trẻ sơ sinh bị xoắn tinh hoàn thì càng tiến hành mổ sớm thì càng tốt, sau khi gây mê thì cần phải tái khám để có thể loại trừ chứng thoát vị bẹn nghẹt hoặc ngừa bị u tinh hoàn (trường hợp này sẽ có đường nếp lằn bụng).

Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch da theo đường dọc bìu, lộ tinh hoàn ra ngoài và bắt đầu tháo những nút xoắn. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tinh hoàn thông qua việc dựa vào màu sắc và khả năng bị chảy máu qua đường rạch bao tinh mạc. Khi cảm thấy có dấu hiệu không ổn, nên đắp gạc ấm và chờ khoảng 20 phút nếu như tinh hoàn hồng lại thì có thể giữ được nó.

Nếu như tinh hoàn bị hoại tử hoặc không có khả năng phục hồi thì cần cắt bỏ tinh hoàn. Việc giữ lại sẽ khiến cho tinh hoàn ở bên đối diện không thể sản xuất được tinh trùng do cơ chế được cho là tự miễn. Vì tinh hoàn giữ lại sẽ biến thành dị nguyên, do đó mê cắt bỏ tinh hoàn sau bệnh khởi phát quá 12 giờ để tránh khả năng bị vô sinh thứ phát do cơ chế tự miễn.

Sau khi cắt bỏ một bên tinh hoàn, khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến những tinh hoàn còn lại.

Chi phí hỗ trợ việc điều trị xoắn tinh hoàn được xác định vào những yếu tố như: mức độ xoắn của tinh hoàn, nếu như mức độ xoắn lớn thì chi phí điều trị sẽ lớn và ngược lại; phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ chuyên khoa; phụ thuộc vào cơ sở y tế mà bệnh nhân đã lựa chọn.Với bài viết như trên, ICondom hi vọng đã giúp độc giả trả lời được thắc mắc “xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?”. Khi gặp trường hợp đó, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp, tốt nhất, tránh để lại những biến chứng không mong muốn về sau.