Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay có đến 70% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, đây là một con số rất lớn. Biếng ăn, kén ăn, ăn không đảm bảo dinh dưỡng là những nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị thiếu kẽm. Vậy các bậc cha mẹ phải làm thế nào để hạn chế tình trạng này? ICondom sẽ mang đến những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây
Triệu chứng bé bị thiếu kẽm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nhu cầu kẽm của bé là bao nhiêu, như thế nào sẽ phụ thuộc vào độ tuổi:
- Dưới 3 tháng: 3 mg kẽm/ngày.
- Từ 5 đến 12 tháng tuổi: 5-8 mg kẽm/ngày.
- Từ 1 đến 10 tuổi: 10 – 15 mg kẽm/ngày.
Đối với bé 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm bổ sung chính đến từ sữa mẹ. Sau đó, chất lượng sữa mẹ giảm dần, bé lớn lên và cũng không cần bú mẹ nữa, bé cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, các loại quả họ cam quýt… Có thể nói, kẽm có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh và miễn dịch của bé trong những năm đầu đời. Như vậy, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và miễn dịch của bé.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của cơ thể khi bé bị thiếu kẽm
- Khi ăn không cảm thấy ngon miệng, vị giác, khứu giác bất thường.
- Rụng tóc: Kẽm giúp cơ thể tăng cường hấp thu protein – yếu tố giúp mái tóc bóng, mượt, dày. Do vậy, thiếu kẽm sẽ khiến tóc bị xơ, yếu và dẫn đến rụng tóc.
- Xuất hiện đốm trắng trên móng tay, móng tay yếu, dễ gãy, dễ bị nứng, lâu dài ra.
- Bé bị thiếu kẽm sẽ gây khô da, bong da, ngứa da, nứt ở gót chân, dễ bị nẻ vào mùa đông và vết thương khó lành.
- Ảnh hưởng thị giác: khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, sợ ánh sáng, khó thích nghi với bóng tối.
- Bé trằn trọc, khó ngủ, hay thức giấc, chậm chạp, rối loạn cảm xúc (thờ ơ, hay thay đổi tính tình, trầm cảm).
- Răng bé bị xỉn màu, một số trường hợp còn kèm theo loét miệng, sưng nướu.
- Nếu tình trạng thiếu kẽm kéo dài, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể thấp còi, hệ miễn dịch yếu ớt. Do vậy, những bé bị thiếu kẽm thường hay ốm vặt, mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm da, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi), các bệnh này có thể tái diễn nhiều lần…
- Ngoài ra, với những bé đã đi học, thiếu kẽm còn làm ảnh hưởng đến việc học: tiếp thu chậm, trí nhớ kém, thiếu linh hoạt trong lớp,..
Nguyên nhân khiến bé bị thiếu kém
Những nguyên nhân khiến bé bị thiếu kẽm bao gồm:
- Lười ăn, kén ăn là nguyên nhân khiến bé bị thiếu kẽm. Khi đó, cơ thể của bé không được nạp đủ chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm.
- Chế độ ăn chưa phong phú các chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn sai cách làm giảm lượng kẽm có trong thức ăn.
- Bé bị mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,.. nên thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh – nguyên nhân khiến hàm lượng kẽm bị suy giảm.
Làm thế nào khi bé bị thiếu kẽm?
Khi bé bị thiếu kẽm và có các triệu chứng nêu trên, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn làm sao để bổ sung kẽm cho con thông qua thực phẩm chức năng, thuốc và các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho con ăn các loại thực phẩm bổ sung kẽm như:
- Các loại hải thủy sản: cua, tôm hùm, sò, lươn,…
- Các loại thịt: thịt gà, thịt lợn, nên ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da.
- Trứng cũng là thực phẩm giàu kẽm. Một quả trứng to có thể chứa 0,6 mg kẽm.
- Các loại đậu: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu cô ve,….
- Các loại hạt: hạt bí, hạt điều, lạc,..
- Ngũ cốc nguyên cám: hạt quinoa, gạo lứt, yến mạch.
- Các loại rau: nấm, súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt,…
- Sữa, sữa chua, chocolate,..
- Ngoài ra, với những bé dưới 6 tháng tuổi và nguồn sữa của mẹ còn dồi dào thì nên cho con bú để bổ sung kẽm thường xuyên.
Khi cho bé ăn các thức ăn giàu kẽm, bố mẹ có thể kết hợp thêm với các thực phẩm giàu vitamin C, sắt cùng lúc để tăng cường hiệu quả hấp thu dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể.
Với những bố mẹ nào muốn bổ sung kẽm cho con thông qua thực phẩm chức năng thì nên tìm hiểu thật kỹ thương hiệu, mua ở nơi có uy tín (bệnh viện, các nhà phân phối thuốc lớn), đọc kỹ thành phần, công dụng, hạn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Be the first to write a comment.