Đau đầu kéo dài là một triệu chứng bệnh lý phổ biến ngày nay mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung vào công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập của người bệnh.
Bên cạnh đó, đau đầu kéo dài cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau đầu kéo dài ? Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau đầu kéo dài?
1. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu kéo dài
Do căng thẳng, mệt mỏi
Khi cuộc sống có nhiều áp lực từ công việc và việc học tập khiến bộ não của bạn luôn ở trong những tình huống căng thẳng, bên cạnh đó công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ khiến não làm việc quá tải dẫn đến hiện tượng đau đầu kéo dài. Việc ngủ không đủ giấc, bất an, lo lắng cũng là những yếu tố dẫn đến triệu chứng đau đầu kéo dài.
Hạ đường huyết
Đường huyết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu thấp sẽ dễ khiến triệu chứng đau đầu xuất hiện. Việc thiếu hụt lượng đường huyết thường xuyên sẽ làm cho xuất hiện những cơn đau đầu kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến hạ đượng huyết là do chế độ ăn không hợp lý, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, hay do chế độ ăn kiêng ở một số bệnh nhân. Ngoài triệu chứng đau đầu, hạ đường huyết còn có các triệu chứng khác như đói, mệt mỏi,loạn nhịp tim và dễ nổi cáu.
Đau đầu mãn tính
Nếu những cơn đau đầu cấp tính không được điều trị dứt điểm, nó sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính. Triệu chứng đau đầu sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức đầu trong một thời gian dài liên tục, tần suất của những cơn đau này sẽ dần tăng lên. Nếu hiện tượng này lâu ngày sẽ dẫn đến những cơn đau đầu kéo dài.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đầu kéo dài. Đau nửa đầu hay còn gọi là Migraine. Migraine là triệu chứng đau đầu kéo dài trong 4 đến 72 giờ, cơn đau có thể chia thành nhiều đợt. Mỗi ngày có thể có 5 cơn đau và 1 cơn đau kéo dài không quá 60 phút.
Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau đầu theo nhịp mạch đập ở một bên đầu (hoặc sau đó lan ra cả đầu). Đi kèm với cơn đau đầu là các triệu chứng choáng váng, buồn nôn, rối loạn thị giác. Cơn đau khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, cáu kỉnh thậm chí có tình trạng trầm cảm kéo dài.
Thiếu nước
Nước đóng vai trò quan trọng cho cơ thể và cho hoạt động não bộ. Uống quá ít hoặc không uống nước sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, không có sức sống. Lượng nước không đủ sẽ khiến cho não bộ hoạt động kém, dẫn đến tình trạng đau đầu kéo dài nếu lượng nước bổ sung không đủ.
Thiếu máu, thiếu máu não
Đau đầu kéo dài là một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu máu não. Não là cơ quan cần được cung cấp máu và oxy thường xuyên và liên tục. Hiện tượng thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị suy giảm một cách đột ngột khiến cho não bộ không được cung cấp đủ các dưỡng chất và oxy cần thiết để duy trì hoạt động bình thường.
Hiện tượng đau đầu kéo dài khi máu và oxy thường xuyên cung cấp không đủ. Ngoài các cơn đau đầu kéo dài, thiếu máu não cũng sẽ có thêm các triệu chứng như chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, mệt mỏi và dễ cáu gắt, kích động…
2. Cách điều trị cơn đau đầu kéo dài
Có 2 cách phổ biến để điều trị các cơn đau đầu kéo dài
Dùng thuốc
Khi các cơn đau đầu kéo dài xuất hiện thường xuyên thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Hiện nay, có 2 nhóm thuốc điều trị chính là: nhóm cắt cơn đau (dùng khi cơn đau đang diễn ra) và nhóm dự phòng cơn đau tái phát. Bên cạnh 2 nhóm này, bác sĩ cũng sẽ có thể cho bạn kết hợp sử dụng với thuốc hoạt huyết dưỡng não nhằm tăng lượng máu cung cấp đến cho não. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn không nên tự sử dụng thuốc mà phải sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của các bác sĩ.
Sử dụng các biện pháp tự nhiên
Khi cơn đau đầu kéo dài xuất hiện, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản như massage, bấm huyệt vào các huyệt thái dương, trán, và khắp da đầu để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách uống một cốc nước ấm , hay nghe một bản nhạc nhẹ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Ngủ đủ giấc, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Những thực phẩm như rau củ, thịt bò, cá … sẽ rất tốt cho cơ thể.
Hạn chế uống những thức uống chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, hút thuốc lá.
Tăng cường vận động, tập thể dục, yoga để giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn.
Cố gắng luôn giữ bản thân lạc quan, nên có sự sắp xếp điều chỉnh công việc một cách hợp lý để giảm áp lực cho bản thân.
Đau đầu kéo dài là một triệu chứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Ngoài việc gây ra khó chịu cho cơ thể, nó còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và làm việc của người bệnh. Hi vọng qua bài viết với những thông tin trên, nó sẽ hữu ích giúp bạn ngăn ngừa được căn bệnh đau đầu kéo dài này.
Be the first to write a comment.