Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều biến đổi, một trong số đó chính là vấn đề ngứa vùng kín. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối có thể chỉ là vấn đề liên quan đến sinh lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng cùng ICondom trong bài viết bên dưới.
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối do đâu
Nguyên nhân liên quan đến sinh lý
- Do da bị rạn: Cân nặng của cả mẹ và thai nhi tăng lên trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ dẫn đến hiện tượng nứt da. Vấn đề này nếu xuất hiện ở vùng kín, các vùng da như háng hay lông mu chính là nguyên nhân gây cảm giác ngứa ngáy. Đi cùng với đó là sự hiện diện rõ ràng hơn của các mao mạch nhỏ bên dưới.
- Rối loạn nội tiết tố cơ thể: Trong thai kỳ, nồng độ hormone ở cơ thể người mẹ có sự thay đổi rõ rệt. 3 tháng cuối cũng không ngoại lệ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối. Bởi hormone thay đổi sẽ khiến độ pH cũng như môi trường xung quanh vùng kín có sự biến đổi theo.
- Hoạt động mạnh mẽ của các tuyến tiết dịch: Trong thai kỳ, các tuyến tiết dịch trên cơ thể sẽ được kích thích để sản xuất mạnh mẽ hơn. Điều này giúp âm đạo tiết nhiều dịch trơn, thuận lợi cho thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu.
Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối cũng nên cẩn thận bởi các bệnh lý như sau:
- Các căn bệnh phụ khoa: Ngứa vùng kín có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của các căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung hay viêm cổ tử cung. Đi kèm với đó là khí hư bất thường, các cơn đau hoặc có thể chảy máu vùng kín.
- Các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu,… rất có thể là nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín, nếu bạn có tiền sử quan hệ không an toàn. Đây là một vấn đề nguy hiểm bởi rất dễ lây nhiễm sang thai nhi.
- Các vấn đề về lông vùng kín: Lông mu dày, rậm ở vùng kín là môi trường lý tưởng cho các loại nấm và vi sinh vật phát triển. Có thể kể đến như các loại rận lông hay nấm gây bệnh ngoài da. Tuy không quá nguy hiểm, tình trạng này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mẹ bầu. Khiến đối tượng mắc bệnh luôn trong trạng thái ngứa ngáy, khó chịu.
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối có nguy hiểm hay không?
Vậy tình trạng ngứa vùng kín trong 3 tháng cuối ở mẹ bầu liệu có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là CÓ. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ có sự khác biệt.
Nếu bệnh gây ra do nguyên nhân sinh lý, tình trạng này không dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, cũng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ bầu. Đối tượng mắc bệnh sẽ cảm thấy bất tiện, mất tập trung thậm chí cáu gắt, thay đổi tính tình.
Nếu bệnh gây ra do nguyên nhân bệnh lý, đây là các dấu hiệu về sức khỏe mẹ và bé đáng báo động. Việc không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh lây nhiễm vào thai nhi.
Từ đó, gây nên một số bệnh lý bẩm sinh như viêm da, viêm mắt hay nhiễm trùng đường hô hấp. Đối với thai phụ, các căn bệnh này sẽ là tiền đề dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Điều trị ngứa vùng kín 3 tháng cuối thai kỳ như thế nào cho hiệu quả
Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc chăm sóc vùng kín, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự cải thiện tại nhà như:
- Vệ sinh vùng kín khoa học: Tuyệt đối không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Chỉ nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, có độ pH dịu nhẹ phù hợp. Hạn chế tối đa việc thụt rửa âm đạo trong thai kỳ.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho vùng kín: Nếu bạn gặp tình trạng khô da hay da nứt nẻ, có thể sử dụng thêm một số chất dưỡng ẩm hay làm mềm. Kem dưỡng da, kem chống rạn, hay các loại dầu ô-liu, gel lô hội là những sản phẩm bạn nên tham khảo.
- Bổ sung thêm rau và hoa quả: Rau xanh và hoa quả sẽ cung cấp thêm chất xơ và vitamin cho mẹ bầu. Điều này không chỉ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm vùng kín hiệu quả.
Điều trị bằng một số biện pháp y học cổ truyền
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không được biết đến với khả năng diệt khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Với phương pháp này, bạn chỉ cần vò nát một nắm lá trầu không, sau đó ngâm cùng với nước muối. Vớt ra, nấu với 1 lít nước sôi, rồi sử dụng nước này để xông hơi vùng kín.
- Sử dụng nước chè xanh: Chè xanh với hoạt chất EGCG cao được nhận định có khả năng giảm ngứa ngáy và chống oxy hóa hiệu quả. Với phương pháp này, bạn chỉ cần nấu nước chè xanh, sau đó để nguội. Sử dụng nước này rửa vùng kín có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý cũng được sử dụng nhiều để diệt khuẩn. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý khoảng 2- 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm được cho mình cách điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm
Be the first to write a comment.