Bệnh viện Việt Đức là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu, chuyên về ngoại khoa, trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước. Hãy tìm hiểu sơ đồ Bệnh viện Việt Đức để biết địa điểm các khoa phòng, giúp việc khám chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Bệnh viện Việt Đức có thế mạnh thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật thần kinh sọ não, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật gan mật, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật về chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và các bệnh nhân nhiễm khuẩn.
Địa chỉ Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức có lịch sử lâu đời 100 năm, nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội, khu vực phố cổ sầm uất. Bệnh viện có 3 cổng đi vào, vì thế hãy chọn cổng nào mà giúp bạn đi lại thuận tiện nhất.
Số điện thoại: 0248 253 531/ 0248 248 308
- Cổng số 1: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội – cổng không dành cho bệnh nhân đến khám.
- Cổng số 2: 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là cổng vào khu vực khám bệnh và khám theo yêu cầu C4, khu cấp cứu.
- Cổng số 3: Số 8 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là cổng vào dành cho khoa điều trị yêu cầu 1C.
Các cổng chính của Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức có làm việc thứ 7, chủ nhật không?
Hiện tại, Bệnh viện làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 theo lịch mùa Đông từ 7h đến 16h. Còn mùa hè sẽ là từ 7h – 16h30.
Khoa cấp cứu luôn trực 24/7.
Khu vực khám bệnh theo yêu cầu tại nhà C4 sẽ làm việc từ 7h – 16h00, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Tại khoa Điều trị theo yêu cầu 1C thì sẽ khám cả ngày thứ 7, chủ nhật nghỉ.
Sơ đồ Bệnh viện Việt Đức
Dưới đây là Sơ đồ bệnh viện Việt Đức để bạn hình dung, thuận tiện cho việc đi lại.
Bệnh viện Việt Đức 4 mặt giáp với 4 tuyến phố chính là: Phố Phủ Doãn, phố Tràng Thi, phố Hàng Bông, phố Quán Sứ. Phân ra các khu vực rất rõ ràng:
Sơ đồ Bệnh viện Việt Đức
Khu nhà A
Các tòa nhà khu A phân bố rải rác phía trái và phải khuôn viên Bệnh viện, bao gồm:
– A1: Tầng 1 được sử dụng làm phòng hành chính quản trị và Tài chính kinh tế, tầng 2 bao gồm các phòng họp và ban giám đốc.
– A2: Tầng 1 là Khoa chẩn đoán hình ảnh, Tầng 2 bao gồm Phòng vật tư kỹ thuật, Tổ chức CB,Chỉ đạo tuyến, Nghiên cứu khoa học, Bộ môn ngoại, Văn phòng Đoàn, Văn phòng Đảng ủy, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
– A3: Là nơi “đóng quân’ của Khoa Dược.
– A4: Hội trường lớn.
– A6: Là thư viện dành cho các bác sĩ, cán bộ y tế và sinh viên đang theo học tại Bệnh viện
– A7: Nhà ăn dành cho bệnh nhân, bác sĩ và cán bộ y tế.
Khu nhà B
Sơ đồ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy các tòa nhà khu B được sắp xếp chủ yếu ở trung tâm bệnh viện, một số tòa như B3, B4, B9 được xếp phía rìa ngoài khuôn viên. Cụ thể:
– B1: Tầng 1 gồm Phòng phục hồi chức năng, Chụp mạch, PET – CT, Văn phòng đào tạo. Tầng 2 và tầng 3 là Khoa phẫu thuật thần kinh. Tầng 4 và tầng 5 là Khoa phẫu thuật cấp cứu ổ bụng. Tầng 6 được sử dụng làm Khoa Phẫu thuật gan mật. Tầng 7 là khuôn viên dành cho căn tin.
– B2: Là Tổng đài phòng truyền thông.
– B3: Có 4 tầng, trong đó tầng 1,2,3 lần lượt là Khoa chấn thương chỉnh hình 3,2,1. Tầng 4 là văn phòng Viện chấn thương hình ảnh.
– B4: Khoa phẫu thuật tim và lồng ngực.
– B5: Khoa phẫu thuật nhiễm trùng.
– B6: Gồm 2 tầng, trong đó tầng 1 là Khoa gây mê hồi sức, tầng 2 được làm Phòng mổ.
– B8: Khoa giải phẫu bệnh.
– B9: Khoa điều trị tự nguyện.
Khu nhà C
có 2 mặt giáp với 2 đường lớn là Phố Tràng Thi và Phố Phủ Doãn, là khu vực cấp cứu, hồi sức, tiểu phẫu, điều trị 15A và thanh toán viện phí. Ngoài ra, Khu nhà khám theo yêu cầu C4 là nơi tiếp nhận thăm khám và điều trị chủ yếu của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại đây bệnh nhân có thể lựa chọn gửi xe dọc đường Phủ Doãn để thuận tiện cho việc vào đăng ký khám bệnh.
Hướng dẫn lối vào Khoa khám theo yêu cầu C4
Bệnh viện Ngoại khoa hạng đặc biệt Việt Đức làm việc từ 7h đến 16h30 nhưng sẽ ngừng nhận bệnh nhân mới từ 15h nhằm hỗ trợ hết các bệnh đã đăng ký trước đó. Vì thế, người bệnh cần lưu ý giờ giấc để tránh “tốn công vô ích”.
Dưới đây là các bước hướng dẫn giúp bạn tìm lối vào Khu khám bệnh theo yêu cầu C4 một cách dễ dàng hơn:
– Cổng gần nhất để vào Khu khám bệnh theo yêu cầu C4 là cổng số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Sau khi cất xe và lấy thẻ xe, bệnh nhân đi thẳng theo lối vào Bệnh viện, Khu khám bệnh theo yêu cầu C4 nằm giữa Nhà C và C5.
– Bệnh nhân lấy số đăng ký ngay tại cửa ra vào ở tầng 1 và tiếp tục làm thủ tục thăm khám.
Tuyến xe bus nào đi qua Bệnh viện Việt Đức?
Quanh khu vực bệnh viện Việt Đức có rất nhiều điểm dừng xe bus và các tuyến xe bus chạy qua. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết:
Đi từ bến xe Mỹ Đình (10km) đến Bệnh viện Việt Đức
Cách 1: Bạn đi bộ đến điểm đối diện bến xe Mỹ Đình đón tuyến xe bus 34 (Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Gia Lâm). Đi 25 phút đến điểm dừng Nguyễn Thái Học thì xuống xe và đi bộ vào phố Phủ Doãn khoảng 600m.
Cách 2: Tại điểm dừng xe bus bến xe Mỹ Đình, bạn lên xe bus số 30, đi đến điểm dừng ngõ Văn Chương – Khâm Thiên thì xuống và tiếp tục lên xe bus số 01, đi qua 4 điểm dừng thì hãy xuống đi bộ vào viện khoảng 300m.
Từ bến xe Giáp Bát (6km) đến Bệnh viện Việt Đức
Bạn đón xe bus 32 ( BX Giáp Bát – Nhổn) tại BX Giáp Bát, qua 9 điểm dừng và đến điểm dừng tại chùa Quán Sứ, tiếp tục đón xe bus 01, đi qua 1 điểm dừng sẽ đến điểm cổng Bệnh viện Việt Đức.
Từ bến xe Gia Lâm (6km) đến Bệnh viện Việt Đức
Tại BX Gia Lâm đón xe bus 01, qua 7 điểm dừng và đến điểm đối diện số 4 Triệu Quốc Đạt, xuống đi bộ ngược lại 150m là đến BV Việt Đức.
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Việt Đức
Khám bệnh tại Bv Việt Đức có 2 nhóm đối tượng: Khám bệnh theo bảo hiểm và khám không theo bảo hiểm:
Quy trình khám bệnh không theo bảo hiểm tại Việt Đức
Quy trình khám bệnh có bảo hiểm tại Bệnh viện Việt Đức
Do Việt Đức là bệnh viện lớn với nhiều chuyên khoa khác nhau, nếu bạn nắm rõ sơ đồ Bệnh viện Việt Đức sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại khám chữa, không bị vào nhầm khu vực.
Xem thêm
Be the first to write a comment.