Qua lần đầu mang thai, chắc hẳn bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong về vấn đề này. Tuy nhiên, không phải lần nào mang thai cũng sẽ giống nhau. Đối với nhiều chị em, mang thai bé thứ hai không phải là chuyện đơn giản. Bạn cần lưu ý rất nhiều điều để mang thai an toàn và sinh con như ý. Bài viết dưới đây sẽ chuẩn bị cho bạn những cẩm nang cần thiết khi mang thai bé thứ hai.
1 Chọn bác sĩ và kiểm tra sức khỏe.
Mang thai bé thứ hai đa phần rơi vào khoảng độ tuổi 30 – 35 tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, chất lượng trứng không còn tốt như lần đầu mang thai nữa, chuyện thụ thai ở lứa tuổi này sẽ gặp khó khăn. Vì thế, bạn nên đi khám tiền sử để nắm được tình hình sức khỏe của mình, đồng thời, chọn cho mình một bác sĩ phụ khoa tin cậy để được tư vấn kỹ càng.
2 Xác định thời gian mang thai
Để có một tâm thái sẵn sàng trong lần mang thai thứ hai, bạn nên xác định thời gian cụ thể, bởi vì lúc này bạn vừa chăm sóc đứa bé thứ nhất, vừa chăm sóc thai nhi trong bụng, đó quả là một thời gian khá mệt mỏi với bạn. Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu sinh bé thứ hai là từ 3-5 năm sau đứa con thứ nhất.
3 Chăm sóc bản thân
Bạn cần thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi mang thai bé thứ hai, người mẹ và thai nhi cần được bổ sung 300 calo mỗi ngày. Bạn nên chọn lựa những thực phẩm cần thiết cho nhu cầu hằng ngày như trái cây, rau và protein. Giai đoạn bầu bí này mệt mỏi hơn những cố gắng không nên phụ thuộc vào các đồ uống chứa caffein để trở nên tỉnh táo. Nếu bạn thường xuyên lạm dụng các loại đồ uống này sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con thiếu cân.
Tập thể dục khi mang thai là điều hết sức cần thiết và quan trọng, nó không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong thời gian thai nghén mà còn giúp bạn dễ dàng trong việc sinh nở. Vì vậy bạn hãy duy trì các bài tập khi mang thai lần thứ hai.
Vệ sinh răng miệng: Theo các chuyên gia y tế thì có đến 90% các loại bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Bởi vậy, bạn nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng của mình để tránh việc vi khuẩn chui vào bên trong qua đường miệng, dẫn đến hậu quả sinh non thiếu tháng hoặc tiền sản giật.
Tại sao bạn không tạo cho mình một kế hoạch thư giãn. Có thể là đến phòng trà nghe nhạc, đi xem phim hay tham dự một buổi hòa nhạc. Đây là những cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng và dễ sinh hơn trong lần mang thai bé thứ hai này.
4. Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu khi mang thai bé thứ hai
Việc có thêm một em bé nữa sẽ khiến bạn vất vả hơn rất nhiều. Bạn nên chuẩn bị tâm lý cho bé đầu bằng một số hành động như:
– Cho bé lớn ngủ giường riêng. Nếu bé đầu tiên của bạn vẫn ngủ trong cũi, vậy thì hãy bắt đầu nghĩ đến việc cho bé chuyển sang một chiếc giường lớn. Việc bé lớn tự lập trong giấc ngủ của mình rất quan trọng trong việc chuẩn bị tâm lý cho bé thứ hai chào đời.
– Chuẩn bị công việc làm anh/chị của bé lớn. Bạn hãy thử giao cho bé lớn một nhiệm vụ nào đó như thu dọn tã, giữ núm vú…để bé ý thức được vai trò làm anh/chị của mình. Bạn hãy dành cho bé một lời khen ngợi sau khi bé hoàn thành công việc.
Đối với mẹ đã sinh mổ lần đầu, khi mang thai bé thứ hai cần lưu ý:
– Để bảo đảm an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ khoảng 2 năm mới có thai lại. Vì nếu có thai vội vàng sau khi sinh bé thứ nhất, khi bụng càng to, vết thương mổ nứt ra sẽ rất đau, hơn nữa, sẽ xuất hiện các nguy cơ biến chứng ở thai nhi và trọng lượng thai nhi thấp cũng sẽ xảy ra.
– Việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vậy trước khi quyết định mang thai bé thứ hai, bạn nên có một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng để biết cơ thể cần bổ sung những gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất để bé chào đời.
Việc mang thai bé thứ hai không phải là chuyện đơn giản như lần đầu mang thai, mà là cả một quá trình chuẩn bị. Chuẩn bị về thể xác cũng như tinh thần sao cho bản thân thoải mái nhất là một điều quan trọng đòi hỏi mẹ bầu phải lưu ý kỹ đến điều này.
Be the first to write a comment.