5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến các cây thuốc nam chữa yếu sinh lý thì không thể không nhắc đến cây cỏ xước. Cây cỏ xước chữa yếu sinh lý là “bài thuốc” được nhiều quý ông quan tâm và sử dụng. Vậy đây là loại cây gì? Chúng có tác dụng gì đối với sức khoẻ nam giới? Trong chủ để lần này, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cùng theo dõi để có thêm thông tin bổ ích.

Cây cỏ xước và “tất tần tật” các thông tin cần nắm

Cỏ xước là loại cây không đắt, không khó tìm và quý hiếm như nhân sâm nhưng nó mang lại hiệu quả vô cùng cao trong quá trình chữa bệnh, nhất là tình trạng yếu sinh lý. Chính vì lý do này, loại cây thuốc nam này được nhiều quý ông “săn đón” và áp dụng. Cùng tìm hiểu một số tác dụng cũng như một số các kiến thức liên quan trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Cây cỏ xước là loại cây gì?

Với những người dân sống ở vùng nông thôn, cây cỏ xước đã không còn quá xa lạ. Cây ngưu tất, cỏ ngưu tịch, hoài ngưu tất hoặc cây bách bộ là những tên gọi khác của cây cỏ xước. 

Đây là loại cây thân thảo, thuộc họ rau dền,sống trong tự nhiên, thân của chúng rất mềm, lá mọc đối, mép lượn sóng và có hình dạng là hình trứng. 

Loại cây này có hoa và mọc thành bông với độ dài từ 20-30 cm. Quả của cây cỏ xước rất mỏng và có hình túi, hình thù của hạt giống với quả trứng dài.Tất cả các bộ phận của cỏ xước đều có thể làm thuốc, bao gồm cả rễ cây.

Cây cỏ xước có chứa một số thành phần hoá học như protid chiếm 3,7%, nước chiếm 81,9%, chất xơ chiếm 2,9%, 2.3% tro, caroten chiếm 2,5%, vitamin C chiếm 2,0%. Bên cạnh đó, oleanolic là chất có trong rễ cây và 

hentriacontane, saponin 2% là những chất có trong hạt.

Cây cỏ xước có chứa một số thành phần hoá học như protid chiếm 3,7%, nước chiếm 81,9%, chất xơ chiếm 2,9%, 2.3% tro, caroten chiếm 2,5%, vitamin C chiếm 2,0%. Bên cạnh đó, oleanolic là chất có trong rễ cây và 

hentriacontane, saponin 2% là những chất có trong hạt.

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Như đã đề cập ở phần đầu, loại thảo dược này không khó tìm, không quý hiếm như các loại khác, chúng thường mọc ở ven đường và những nơi có khu đất ẩm. 

Tuy nhiên, cây cỏ xước mang lại một số tác dụng thần kỳ cho người sử dụng. Đối với loại cây này, tất cả bộ phận bao gồm: hoa, lá, thân và rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc trị bệnh. 

Loại cây này thường được thu hoạch vào mùa hè, đem về phơi nắng, đợi khô và sử dụng. Theo đông y, cây cỏ xước có vị đắng, chua và có tính mát. Chính vì lý do đó mà chúng có một số tác dụng đặc biệt sau:

  • Điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến gan và thận.
  • Các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch được cải thiện khi sử dụng loại thảo dược này.
  • Cây cỏ xước hỗ trợ chống viêm hiệu quả ở giai đoạn mãn tính và cấp tính.
  • Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm,… sẽ được điều trị hiệu quả khi sử dụng loại thảo dược này.

Ngoài những công dụng vừa nêu trên, cây cỏ xước còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như sốt rét, sổ mũi, cảm cúm,… Hỗ trợ cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường nước tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt,… Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm thuyên giảm cơn đau bụng kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Cây cỏ xước giúp chữa sỏi thận, mật cực hiệu quả

Một số triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận, mật như vàng da, phù thũng hoặc tiểu són. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước với cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Cần chuẩn bị 25 gram cây cỏ xước , 15 gram cây mã đề , rễ cỏ tranh, cây huyết dụ và lá móng tay.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu nói trên, cho vào nồi sắc và đợi đến khi cạn còn ½ thì ngưng sắc.
  • Sử dụng sau 3 bữa ăn chính. Duy trì đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ đạt hiệu quả cao.

Bệnh viêm gan, viêm thận được điều trị hiệu quả khi sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước

Bạn có thể thực hiện bài thuốc từ cây cỏ xước theo trình tự đơn giản dưới đây:

  • Cần chuẩn bị tất cả các nguyên liệu: 15g cỏ xước, hạt lá bông, cỏ tranh, sinh địa, nhân trần, râu ngô, huyền sâm, cỏ tháp bút, hạt lá bông.
  • Cho tất cả các nguyên liệu sau khi được rửa sạch vào nồi sắc, đợi đến khi cạn còn 300ml thì ngưng.
  • Người bệnh nên uống đều đặn 3 lần/ngày để cải thiện hiệu quả tình trạng đái vàng, đái sẫm, đái đỏ.

Cỏ xước ngâm rượu là phương pháp tuyệt vời với những người bị gout

Với những người bị gout có thể lựa chọn phương pháp cỏ xước ngâm rượu để làm bài thuốc chữa bệnh. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Cần chuẩn bị 20g mỗi loại nguyên liệu sa kê, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, lá lốt, rễ cỏ xước.
  • Các nguyên liệu này sau khi được rửa sạch sẽ cắt nhỏ và sao khô.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc để uống trong ngày. Để thuốc phát huy công dụng tốt, bạn cần duy trì đều đặn uống trong 10 ngày.

Bệnh tai mũi họng thuyên giảm rõ rệt khi sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước

Với những người bị bệnh tai, mũi họng, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây cỏ xước với cách làm đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như đơn buốt, rễ cỏ xước. Mỗi loại 30g.
  • Sau khi rửa sạch, cho vào nồi sắc tất cả các nguyên liệu trên. Các triệu chứng sẽ dần cải thiện nếu bạn duy trì uống đều đặn từ 5-7 ngày.

Cây cỏ xước chữa bệnh yếu sinh lý

Bên cạnh hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nói trên, cây cỏ xước còn có tác dụng điều trị bệnh yếu sinh lý mà ít ai ngờ tới. Với tính mát, không độc, vị chua, hơi chát và đắng, cây cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực kỳ tốt, hỗ trợ điều kinh, bổ huyết, lợi tiểu và kháng viêm,… 

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng điều trị mộng tinh, di tích, cải thiện được tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới và một số bệnh lý liên quan đến sinh lý.

Nam giới cần lưu ý gì khi sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước điều trị sinh lý yếu?

Mặc dù chưa ghi nhận những đánh giá không tốt của người dùng khi sử dụng loại thảo dược này, nhưng nam giới cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước để điều trị sinh lý yếu.
  • Với những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc đường ruột thì không nên sử dụng.
  • Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì chúng làm tử cung kích thích co bóp cơ trơn, dễ dẫn đến sảy thai. Đồng thời, đối với phụ nữ trong thời gian hành kinh, cần sử dụng với liều lượng phù hợp vì chúng có tác dụng thông huyết mạnh và phá ứ.

Trên đây là một số thông tin và hướng dẫn cách sử dụng bài thuốc từ cây cỏ xước chữa yếu sinh lý.

Xem thêm