Hiện nay, thuốc tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai phổ biến và hiệu quả với chị em phụ nữ hiện đại. Với tỷ lệ thành công lên đến 99% nếu được sử dụng đúng cách. Không chỉ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và nhẹ nhàng hơn, thuốc tránh thai hằng ngày còn có tác dụng phòng chống ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng lành tính.
Bên cạnh những hiệu quả rõ ràng mà thuốc tránh thai mang lại, không ít chị em gặp tình trạng “không hợp thuốc” nên thường xuyên đổi các loại thuốc khác hoặc thương hiệu khác.
Vậy có nên đổi thuốc tránh thai thường xuyên không? Việc này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tác dụng của thuốc? Và trong trường hợp nào nên đổi thuốc tránh thai? Những thắc mắc này của chị em phụ nữ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thuốc tránh thai đạt hiệu quả cao khi dùng đúng cách
Thuốc tránh thai hằng ngày và đối tượng sử dụng
Thuốc uống tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone hoặc chỉ chứa estrogen.
Việc uống mỗi ngày một viên thuốc chứa lượng nhỏ hormone theo chỉ định giúp duy trì lượng hormone ổn định trong cơ thể làm cho trứng không rụng, làm mỏng niêm mạc tử cung để tránh việc trứng làm tổ khi đã thụ tinh. Bên cạnh đó thuốc còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng. Đem lại hiệu quả tránh thai an toàn, gần như tuyệt đối.
Ai có thể sử dụng được thuốc tránh thai hằng ngày
Đa số phụ nữ đều dùng được thuốc tránh thai, trừ những trường hợp sau:
- Đang mắc các bệnh về tim, gan, thận, dị ứng, huyết áp cao, tiểu đường, lao, u bướu, ung thư vú hoặc cơ quan sinh dục.
- Trên 35 tuổi, hút thuốc lá.
- Từng bị máu đông và có lượng nguyệt san ít.
- Đau nửa đầu hoặc các triệu chứng của thần kinh như tê cóng, khó khăn trong việc phát âm.
Khi nào nên đổi thuốc tránh thai?
Khi mới sử dụng thuốc tránh thai trong giai đoạn đầu có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Đau tức ngực, căng vú
- Chướng bụng, nặng bụng dưới
- Rối loạn kinh nguyệt
Tuy nhiên, sau khoảng 3 chu kỳ, các tác dụng phụ sẽ giảm dần hoặc không còn. Nếu vẫn gặp các tác dụng phụ kéo dài trên 3 chu kỳ, và có dấu hiệu tăng nặng có thể xem xét đến khả năng đổi sang một loại thuốc khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn loại thuốc thích hợp.
Đổi thuốc tránh thai khi gặp nhiều tác dụng phụ kéo dài
Có nên đổi thuốc tránh thai thường xuyên không?
Câu trả lời là không, nếu bạn không gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn kéo dài như trên. Việc thường xuyên thay đổi các loại thuốc tránh thai khiến cho lượng hormone và hệ nội tiết trong cơ thể bị xáo trộn, mất cân bằng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Bên cạnh đó, có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai nếu không biết cách chuyển đổi giữa các thuốc tránh thai sao cho an toàn, hợp lý.
Cách chuyển đổi thuốc tránh thai an toàn
Bỏ qua thời gian chờ
Khi đổi từ vỉ thuốc tránh thai này sang vỉ thuốc khác, bạn không cần phải uống hết vỉ thuốc cũ mà có thể bắt đầu uống ngay viên thuốc đầu tiên của vỉ thuốc mới. Cách này bỏ qua thời gian chờ giữa các vỉ thuốc nhằm giảm khả năng có thai.
Cách này còn được áp dụng trong trường hợp chuyển từ thuốc tránh thai hoặc miếng dán tránh thai qua phương pháp đặt vòng tránh thai.
Dùng các biện pháp cũ và mới gối nhau
Khi chuyển từ một phương pháp tránh thai khác sang dùng thuốc ngừa thai, bạn nên uống viên thuốc tránh thai đầu tiên trước khi dừng phương pháp tránh thai cũ vài ngày hoặc vài tuần tùy từng loại.
Cách này giúp đảm bảo rằng bạn vẫn được bảo vệ bằng phương pháp ban đầu trong khi thuốc ngừa thai mới có hiệu lực.
Dùng thêm các biện pháp bảo vệ dự phòng
Nếu không muốn sử dụng các biện pháp phòng ngừa cũ và mới gối nhau, bạn có thể dùng thêm các biện pháp bảo vệ khác như: dùng bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng kết hợp với việc dùng vỉ thuốc mới.
Kết hợp các biện pháp bảo vệ khi chuyển đổi phương pháp ngừa thai khác
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày
- Uống viên thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn vào một khung giờ nhất định.
- Khi bị dị ứng da “vùng kín” như nổi mẩn ngứa, mụn nước đỏ, ngứa ngáy, khô rát, đau nửa đầu, thay đổi tâm trạng thì nên ngừng thuốc.
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ 6 tháng một lần.
- Nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 – 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
Việc thay đổi thuốc tránh thai hoặc các phương pháp ngừa thai khác giúp bạn lựa chọn được phương pháp tránh thai phù hợp với cơ thể và sức khỏe của chính mình. Tuy nhiên, không nên thay đổi các biện pháp tránh thai một cách thường xuyên đặc biệt là việc dùng thuốc và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc tránh thai an toàn.
Be the first to write a comment.