Rate this post

Có thể hiểu nôm na việc khám phụ khoa là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm kiểm tra tổng quan bên ngoài và kiểm tra bên trong, thực hiện khám bên ngoài vùng kín, khám âm đạo, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng…các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản. Việc khám rất chi tiết tư lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm với mục đích chẩn đoán đúng bệnh lý.

Vậy khám phụ khoa phải làm những xét nghiệm gì?

1.Hỏi thông tin bệnh nhân

Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, triệu chứng biểu hiện bất thường, chu kỳ kinh nguyệt 2 tháng trở lại đây như thế nào? lượng máu ra có đều không? màu sắc ra sao? vùng kín bị sưng không? đã từng quan hệ tình dục chưa? Sau đó bác sĩ chỉ định đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

2. Khám Vùng Ngực

Bác sĩ sẽ sờ xung quanh vòng ngực để kiểm tra có cục bất thường gì không?

3. Khám âm đạo

Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Trường hợp bệnh nhân chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ cân nhắc.

4. Khám tử cung

Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung.  Có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng

5. Xét nghiệm

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

 Khám phụ khoa cần lưu ý điều gì?

Khi khám phụ khoa chị em cần chú trọng khá nhiều điều. Đây là vấn đề cơ bản giúp quá trình thăm khám được trở nên thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác. Và cụ thể lưu ý ấy là:

  • Vệ sinh khu vực âm đạo sạch sẽ. Không vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Nếu đang hành kinh cần chờ 3 ngày sau mới đi khám. (
  • Không quan hệ trước từ 1 đến 2 ngày.
  • Không nên sử dụng bia rượu, đồ ngọt, dầu mỡ, cafe, thuốc lá
  • Mặc quần áo sao cho đảm bảo sự thoải mái.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, không e ngại, giấu bệnh
  • Lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất để việc thăm khám thuận tiện